Luận Văn Xác định giá trị cổ phiếu agrifish

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Xác định giá trị cổ phiếu agrifish
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 2
    1. Thực trạng hoạt động thủy sản Việt Nam hiện nay 3
    2. Tình hình và đặc điểm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 8

    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG TY 12
    1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành 12
    2. Cơ cấu nhân sự 14
    3. Cơ cấu tổ chức Công ty 14
    4. Cổ đông lớn 15
    5. Các nhân tố rủi ro 16
    6. Tình hình hoạt đông của doanh nghiệp 21

    CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU AGRIFISH 24
    1. Phương pháp so sánh 24
    2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền 27

    CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 29

    CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ 30

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM​
    1. Thực trạng hoạt động thủy sản Việt Nam hiện nay
    Từ năm 1981, thủy sản đã là ngành kinh tế đầu tiên được Chính phủ cho phép vận dụng cơ chế kinh tế thị trường trong sản xuất, kinh doanh; được phép thoát ly cơ chế bao cấp để thử nghiệm cơ chế "tự cân đối, tự trang trải", xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thủy sản vào thị trường "khu vực 2" thu ngoại tệ để mua máy móc, vật tư, thiết bị đầu tư trở lại cho sản xuất. Tổng sản phẩm thủy sản hiện chiếm 21% trong nông – lâm – ngư nghiệp và hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân. Riêng năm 2005, tổng sản lượng thủy sản toàn ngành ước đạt hơn 3,3 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tăng hơn năm ngoái khoảng 250 triệu USD.
    Sau một phần tư thế kỷ hoạt động trong cơ chế thị trường, ngành thủy sản đã từng bước trưởng thành. Điều đáng chú ý là từ năm 1986, khi chính sách đổi mới của Đảng được thực hiện trong cả nước, thị trường xuất khẩu thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói, thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nghề trong khai thác hải sản trên biển. Các nghề sản xuất trên biển đã hướng theo các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm khai thác phục vụ xuất khẩu đã liên tục tăng từ khoảng 5% trong những năm trước đây lên 30 – 35% trong thời gian gần đây. Thị trường xuất khẩu thủy sản là động lực kích thích sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành hướng đi chính của việc chuyển đổi các vùng diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu.
    Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ. Cả nước hiện có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc .
     
Đang tải...