Luận Văn Xác định dung lượng và vị trí của máy phát phân bố (DG) tối ưu tổn thất lưới phân phối

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Những thay đổi gần đây trong cơ cấu chính của các công ty điện lực đã tạo cơ hội
    cho nhiều sự đổi mới khoa học kỹ thuật, bao gồm sự tham gia của các máy phát phân bố – DG
    (Distributed Generation) vào hệ thống đã đạt được những lợi ích khác nhau. Cả điện lực và khách hàng
    đều có lợi từ DG. Trong số những lợi ích của DG, có rất nhiều hướng để giải quyết bài toán về DG
    nhưng tất cả đều nhằm mục đích hướng đến việc tối ưu sự phát triển và vận hành của hệ thống điện.
    Trong bài báo này, một thuật toán sử dụng phương pháp điểm trong – PDIP (Primal Dual Interior
    Point) sẽ được trình bày để giải quyết bài toán xác định dung lượng và vị trí của DG nhằm tối ưu tổn
    thất lưới phân phối. Các điều kiện ràng buộc cân bằng và không cân bằng được giải quyết dựa trên các
    điều kiện Karush Kuhn Tucker (KKT). Chương trình tính toán tối ưu lưới phân phối 10 nút và 42 nút sẽ
    được thực hiện trong MATLAB.
    I. GIỚI THIỆU
    Nhiều công nghệ tạo năng lượng mới khác nhau đang được phát triển rộng khắp thế giới. Tiêu biểu
    cho những công nghệ này là nhiều nguồn phát nhỏ có công suất từ 10 KW đến khoảng 10 – 20 MW và
    được đặt gần nơi tiêu thụ điện năng. Những máy phát này được gọi là máy phát phân bố – DG
    (Distributed Generation). Những lợi ích mà DG mang lại khi tham gia vào lưới phân phối bao gồm lợi
    ích kỹ thuật và lợi ích kinh tế.
    Các lợi ích kỹ thuật:
    ã Giảm tổn hao đường dây
    ã Cải thiện điện áp
    ã Giảm sự ô nhiễm môi trường
    ã Tăng hiệu suất điện năng
    ã Tăng cường độ tin cậy và sự an toàn
    ã Cải thiện chất lượng điện năng
    ã Đảm bảo tính cung cấp điện liên tục
    Các lợi ích kinh tế:
    ã Trì hoãn sự đầu tư trong việc nâng cấp các thiết bị
    ã Giảm chi phí vận hành
    ã Tăng cường hoạt động sản xuất
    ã Giảm chi phí nhiên liệu
    ã Tăng độ an toàn cho những tải quan trọng trong lưới phân phối
    Dựa trên những lợi ích đó, người ta đã đặt ra rất nhiều bài toán vận hành DG. Các bài toán xoay
    quanh việc chứng minh sự có mặt của DG trong hệ thống là có lợi dựa trên các chỉ số mà họ đặt ra. Tuy
    mỗi bài toán sử dụng các thuật toán khác nhau, đặt ra các hàm mục tiêu khác nhau, nhưng đều có chung
    một mục đích là xác định vị trí đặt thích hợp và lượng công suất phát cần thiết của DG sao cho sự vận
    hành trong hệ thống là tối ưu.
    Trong [4], R.Ramakumar và cộng sự đã khảo sát lợi ích giảm tổn hao trên đường dây của DG trong
    trường hợp đơn giản gồm có một phát tuyến phân bố với tải tập trung và DG. Kế thừa việc phân tích đó,
    chỉ số LR – Line Loss Reduction sẽ được phát triển lên trong trường hợp tổng quát hơn. Bài toán được
    đặt ra là đi tìm vị trí tối ưu và công suất phát của DG trong lưới phân phối sao cho độ giảm tổn hao trên
    Science & Technology Development, Vol 10, No.03 - 2007
    Trang 56
    đường dây đạt giá trị lớn nhất có thể. Khi giải các bài toán tối ưu phân bố công suất – OPF (Optimal
    Power Flow) dạng phi tuyến trong hệ thống lớn, phương pháp điểm trong được lựa chọn vì tính hiệu quả
    và tốc độ hội tụ của nó, như đã đề cập trong [7].
    Bài báo này đề xuất giải bài toán tối ưu bằng giải thuật PDIPA (Pure Primal Dual Interior Point
    Algorithm). Chương 2 và 3 là mô hình toán học của bài toán tối ưu. Chương 4 là giải thuật điểm trong và
    các điều kiện ràng buộc của bài toán theo Karush-Kuhn-Tucker (KKT). Chương 5 là chương trình tính
    toán được thực hiện trên MATLAB, ứng dụng giải cho 2lưới điện, 10 nút giả lập và Tuyến Rạch Chiết
    42nút của Điện Lực TpHCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...