Luận Văn Xác định đột biến mất đoạn gen dystrophin gây bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne ở mức độ mRNA và phát hiện

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (Duchenne Muscular Dystrophy-DMD)
    là một bệnh lý cơ do di truyền thường gặp nhất, được phát hiện ở tất cả các
    chủng tộc khác nhau trên thế giới. Tần suất bệnh vào khoảng 1/3500 trẻ trai.
    Hầu hết trẻ trai mắc bệnh đều có dấu hiệu lâm sàng với triệu chứng yếu cơ,
    biểu hiện bằng khó đi lại, khó đứng lên ngồi xuống và khó khăn khi leo cầu
    thang. Trong giai đoạn nặng, bệnh nhân trở nên tàn phế, mất khả năng đi lại
    vào lứa tuổi 12 và thường tử vong ngoài 20 tuổi do tổn thương cơ tim và rối
    loạn hô hấp [62], [146].
    DMD là bệnh di truyền lặn liên kết giới tính, gây nên bởi đột biến gen
    dystrophin. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể (NST) X ở locus Xp21, có chiều
    dài khoảng 2400 kb gồm 79 exon với 7 promotor khác nhau. Đây là gen lớn
    nhất của người được phát hiện cho đến nay. Gen này sao mã ra mRNA 14kb
    và tổng hợp sản phẩm protein tương ứng là dystrophin. Protein này có mặt ở
    màng bào tương của tế bào cơ và có chức năng chính trong việc duy trì sự ổn
    định màng, bảo vệ tế bào cơ khỏi bị tổn thương trong quá trình co cơ. Khi gen
    bị đột biến, quá trình tổng hợp protein bị ảnh hưởng, hậu quả là tế bào cơ của
    bệnh nhân bị thoái hóa dần và gây nên bệnh DMD [96], [109].
    Hiện nay, bản đồ đột biến gen dystrophin gần như đã được xác định.
    Dạng đột biến mất đoạn gen là phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 60%. Đột biến điểm
    đứng thứ hai về mức độ thường gặp, chiếm 20-30%. Đột biến lặp đoạn,
    khoảng 10-15% [106]. Nhiều công trình nghiờn cứu cho thấy đột biến mất
    đoạn gen thường tập trung vào hai vùng trọng điểm (hotspot) là vùng trung
    tâm ở giữa gen (exon 43-60) và vùng tận cùng 5’ (exon 1-19) [91], [107]. Vì
    vậy, để tiết kiệm về kinh phí và thời gian trong việc phát hiện đột biến mất
    đoạn gen, các tác giả thường sử dụng 19-25 cặp mồi tập trung đặc hiệu cho
    19-25 exon trong vùng hay xảy ra mất đoạn [7], [20], [69].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...