Luận Văn Xác định đồng thời tổng hàm lượng chì và cadimi trong nước bề mặt và nước ngầm tại một số địa điểm t

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặt vấn đề
    Nước là một yếu tố không thể thiếu của cuộc sống. Nó tham gia vào mọi quá trình trong tự nhiên như điều tiết khí hậu, tổng hợp chất hữu cơ, duy trì cuộc sống cho con người, Thế nhưng từ khi xã hội phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra càng nhanh đã làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường mà trong đó có môi trường nước bởi các độc chất kim loại nặng (KLN). KLN là một trong những tác nhân ô nhiễm nguy hại đến sức khỏe của con người bởi khả năng tích lũy lâu dài của chúng.[1] Do đó việc xác định hàm lượng các KLN trong nước là vấn đề rất cần thiết.
    Trong bài báo này chúng tôi trình bày phương pháp và kết quả xác định hàm lượng chì và cadimi trong một số mẫu nước mặt và nước ngầm tại thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp Von – Ampe hòa tan xung vi phân trên điện cực màng thủy ngân.
    2. Vật liệu và phương pháp thực nghiệm
    2.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
    2.1.1. Thiết bị và dụng cụ
    Máy cực phổ CPA- HH3 gắn với máy tính chuyên dụng do phòng ứng dụng máy tính Viện Hoá học Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia chế tạo với điện cực màng thuỷ ngân điều chế tại chỗ.
    Pipet (1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml, 20ml), bình định mức (10 ml, 50 ml, 100 ml, 500ml), bình chứa nước cất, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh (100 ml, 250 ml, 500ml), mặt kính đồng hồ, ống đong.
    2.1.2. Hóa chất
    Các hóa chất đều thuộc loại siêu tinh khiết hóa học và tinh khiết phân tích của các nước Đức, Cộng hòa Pháp, Tiệp, Mỹ gồm: Cd[SUP]2+[/SUP]1000 ppm trong HNO[SUB]3[/SUB] 2%, Pb[SUP]2+[/SUP]1000ppm trong HNO[SUB]3[/SUB] 2%; các dung dịch axit HNO[SUB]3[/SUB] đặc, HCl đặc, H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc, CH[SUB]3[/SUB]COOH đặc; dung dịch NH[SUB]4[/SUB]OH 25%, H[SUB]2[/SUB]O[SUB]2[/SUB] 30%.; muối NH[SUB]4[/SUB]Cl, KNO[SUB]3[/SUB], HgCl[SUB]2[/SUB]; nước cất 2 lần.
    2.2. Lấy mẫu và xử lý mẫu
    Trong đa số trường hợp có thể lấy mẫu nước thẳng vào các bình đựng. Nếu không tới được sát chỗ lấy nước có thể kẹp chặt bình vào một chiếc gậy hoặc sào hoặc dùng dây buộc bình vào một vật nặng rồi thả xuống nước để lấy mẫu. Đây là cách lấy mẫu đơn giản .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...