Thạc Sĩ Xác định, đánh giá khả năng gây bệnh và các đặc tính phân tử chính của các chủng nấm Neoscytalidum d

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/7/17.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Đặt vấn đề
    Thanh long là một trong những loại trái cây xuất khẩu có tiềm năng và mang lại lợi ích kinh tế cao. Du nhập vào Việt Nam cách nay trên 100 năm bởi người Pháp, nhưng thanh long chỉ mới bắt đầu được sản xuất hàng hóa từ những năm 1990. Hiện nay, thanh long được trồng nhiều ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và xuất khẩu ra các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào, Nhật Bản, một số nước Châu Âu (EU), Nam Mỹ, Canada (Đỗ Quốc Tấn, 2006).
    Tuy nhiên, việc xuất khẩu thanh long hiện nay gặp nhiều khó khăn về vấn đề mẫu mã trái, một trong những nguyên nhân chính yếu là do sâu bệnh phá hại. Các bệnh thán thư, thối cành, thối trái, . gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả thanh long(Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, 2010). Không những thế, trên cây thanh long lại xuất hiện thêm bệnh đốm nâu do nấmNeoscytalidium dimidiatum gây ra, bệnh gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng(Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận, 2012). Theo Việt Quốc(2014), trên 50% diện tích thanh long của ba vùng trọng điểm là Bình Thuận, Long An và Tiền Giang bị bệnh đốm nâu với khoảng 18.000 ha. Trong đó có khoảng 25% diện tích nhiễm bệnh rất nặng.
    Hiện trên thế giới đã có những nghiên cứu về nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên thanh long. Tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu như chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá hình thái cũng như các đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm. Việc ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh và nghiên cứu về nấm Neoscytalidium dimidiatum chưa nhiều, trong khi bệnh đốm nâu trên thanh long ngày càng trở nên đáng lo ngại đối với Việt Nam.
    Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài khoa học: “Xác định, đánh giá khả năng gây bệnh và các đặc tính phân tử chính của các chủng nấm Neoscytalidum dimidiatum gây bệnh trên cây thanh long (Hylocereus sp.) tại Việt Nam” có tính cấp thiết. Đề tài sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu kế tiếp về cơ chế gây độc, tính đa dạng di truyền của nấm Neoscytalidium dimidiatum.


    Mục tiêu của đề tài
    Áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định các chủng nấmNeoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâutrên câythanh long tại Việt Nam. Đánh giá khả năng gây bệnh của nấm thông qua thí nghiệm chủng bệnh trên cây thanh long.
    Yêu cầu đề tài
    Thu thập và phân lập các chủng nấm từ các mẫu cành, quả thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâutrên địa bàn cáctỉnh: Bình Thuận,Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An vàTiền Giang.
    Định danh tất cả các chủng nấmNeoscytalidium dimidiatumgây bệnh trên cây thanh long từ các mẫu thu thập. Từ đó, mô tả các đặc tính phân tử chính của nấm Neoscytalidium dimidiatum.
    Đánh giá khả năng gây bệnh của các mẫu phân lập được trên cành và quả thanh long.
    Quan sát sự phát triển, sự hình thành bào tử và cấu trúc xâm nhiễm của các chủng nấmNeoscytalidium dimidiatum.

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC i
    DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH SÁCH CÁC BẢNG v
    DANH SÁCH CÁC HÌNH vi
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1 Giới thiệu về cây thanh long 3
    1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố 3
    1.1.2 Các giống thanh long chính tại Việt Nam 3
    1.1.3 Đặc điểm sinh học cây thanh long (Hylocereusspp.) 4
    1.1.4 Thành phần bệnh hại trên cây thanh long 5
    1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long của Việt Nam 6
    1.1.5.1 Thanh long Bình Thuận 7
    1.1.5.2 Thanh long Long An 7
    1.1.5.3 Thanh long Tiền Giang 8
    1.1.5.4 Thanh long Đồng Nai 8
    1.1.5.5 Thanh long Bà Rịa - Vũng Tàu 9
    1.2 Những nghiên cứu về Neoscytalidium dimidiatum 9
    1.2.1 Giới thiệu nấmNeoscytalidium dimidiatum 9
    1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10
    1.2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 15
    Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
    2.1.1 Thời gian nghiên cứu 18
    2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 18
    2.2 Nội dung nghiên cứu 18
    2.3 Vật liệu nghiên cứu 18
    2.3.1 Nguồn mẫu 18
    2.3.2 Dụng cụ và thiết bị 19
    2.3.3 Hóa chất 19
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 20
    2.4.1 Thu thập và phân lập mẫu bệnh 20
    2.4.1.1 Địa điểm thu thập mẫu 20
    2.4.1.2 Phương pháp thu thập mẫu 20
    2.4.1.3 Phân lập mẫu bệnh 21
    2.4.1.4 Nuôi cấy nấm 22
    2.4.2 Quan sát khả năng phát triển và sự hình thành sắc tố melanin của các mẫu nấm Neoscytalidium dimidiatum 23
    2.4.3 Phương pháp sinh học phân tử định danh loài Neoscytalidium dimidiatum 23
    2.4.3.1 Ly trích DNA từ mẫu nấm đã phân lập bằng dung dịch lysis burffer 23
    2.4.3.2 Phản ứng PCR đặc hiệu 25
    2.4.3.3 Giải trình tự 26
    2.4.3.4 Phân nhóm các chủng nấm Neoscytalidium dimidiatum phân lập 26
    2.4.4 Đánh giá khả năng gây bệnh của các mẫu phân lập 26
    2.4.5 Quan sát sự hình thành cấu trúc xâm nhiễm của các mẫu nấm Neoscytalidium dimidiatum 27
    2.4.5.1 Đặc điểm hình thái bào tử 27
    2.4.5.2 Hình thành cấu trúc xâm nhiễm 28
    2.5 Xử lý số liệu 28
    Chương 3KẾT QUẢ DỰ KIẾN 29
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
     
Đang tải...