Xác định chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mã số: B2007- CTGD- 07
    Thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ giai đoạn 2006-2008
    “Phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”


    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Văn Áng
    Đơn vị công tác: Đại học Kinh tế Quốc dân
    Thư điện tử: Điện thoại:
    Thành viên: PGS. TS. Nguyễn Văn Áng, PGS. TS. Dương Thị Thanh Mai, Ths. Vũ Thành Hưởng, PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Phạm Thị Minh Thảo, TS. Đặng Thu Hương, TS. Vũ Thị Minh Loan, TS. Nguyễn Quang Hồng, TS. Lê Đông Phương, TS. Vũ Minh Đức, Nguyễn Minh Hà và Trần Thị Lan Anh.
    Thời gian thực hiện: 2007-2008

    Mục tiêu nghiên cứu

    Xác định chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

    Nội dung nghiên cứu

    - Xây dựng cơ sở lý luận của việc xác định chi phí đào tạo đại học: các khái niệm về chi phí đào tạo, cơ cấu chi phí đào tạo đại học, các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đào tạo một sinh viên; các phương pháp xác định chi phí đào tạo .;
    - Nghiên cứu thực trạng chi phí đào tạo đại học ở một số trường đại học Việt Nam hiện nay;
    - Đề xuất phương pháp tính toán và xác định chi phí đào tạo đại học ở một số trường đại học Việt Nam trong thời gian tới.

    Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài đã sử dụng các tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: hồi cứu; thống kê kế toán; phương pháp định tính; và các phương pháp nghiên cứu khác.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Đề tài đã tập trung nghiên cứu một số nội dung lý luận và cơ sở thực tiễn của xác định chi phí đào tạo như: Sự cần thiết phải xác định chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam; Các quan niệm về giáo dục đại học và chi phí đào tạo, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng của quan niệm đến xác định chi phí đào tạo; Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đào tạo đại học; Phương pháp xác định chi phí đào tạo, trong đó đề tài đã đi từ công thức tổng quát tính chi phí đào tạo để tìm ra phương pháp xử lý thích hợp các tình huống cụ thể trong thực tế.

    Chi phí đào tạo (CPĐT) đại học được xem xét trên nhiều góc độ: Chi phí của người học; Chi phí của cơ sở đào tạo; Chi phí của xã hội; Chi phí của nhà nước. CPĐT đại học được nghiên cứu trong đề tài này được giới hạn ở chi phí của cơ sở đào tạo. Đó là toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ đã tiêu phí cho đào tạo 01 sinh viên trong thời gian 01 năm.

    Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến CPĐT đại học ở Việt Nam:

    Quy mô đào tạo: Nếu xét về tổng thể thì quy mô đào tạo tăng, giảm sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi phí biến đổỉ, và trong chừng mực nào đó không ảnh hưởng đến chi phí cố định. Tuy nhiên, khi quy mô đào tạo tăng đến một giới hạn nào đó cũng sẽ ảnh hưởng đến một số khoản chi phí cố định. Nhìn chung quy mô đào tạo tăng sẽ làm tăng CPĐT nhưng mức tăng của hai đại lượng này không tương đương nhau.

    Chất lượng đào tạo: Chất lượng đào tạo có quan hệ chặt chẽ với CPĐT. Chất lượng đào tạo tăng lên đòi hỏi kinh phí đầu tư cho các điều kiện đảm bảo cho giáo dục đại học cũng tăng lên.Tuy nhiên, không phải bao giờ tăng các khoản chi cho giáo dục đại học cũng làm tăng chất lượng đào tạo hoặc tăng chất lượng đào tạo tương ứng với tăng chi phí. Vì rằng chi phí chỉ là một trong những nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo mà không phải là nhân tố duy nhất.

    Ngành/ nhóm ngành đào tạo: Mỗi ngành và nhóm ngành đào tạo đều có những đặc điểm riêng về thời gian, nội dung, phương pháp đào tạo và có những yêu cầu khác nhau về các điều kiện hỗ trợ cho đào tạo như diện tích giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, sân tập, . đây là những nhân tố tác động mạnh đến CPĐT của các trường. Thời gian gian đào tạo dài hay ngắn sẽ làm cho CPĐT tăng hoặc giảm. Nội dung, phương pháp đào tạo cũng là nhân tố ảnh hưởng tới CPĐT.

    Quy mô và trình độ giảng viên: Thông qua chỉ tiêu số sinh viên/ giảng viên cũng cho thấy quy mô giảng viên của một trường là cao hay thấp. Để có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, các trường phải đầu tư nhiều kinh phí đào tạo bồi dưỡng từ nhiều năm trước, mặt khác tiền lương chi trả cho các giảng viên có trình độ cao cũng cao hơn các giảng viên khác. Như vậy, trình độ của giảng viên cũng là nhân tố ảnh hưởng đến CPĐT của các trường đại học.

    Cơ chế quản lý các trường đại học: Các trường công lập có thường ít bị sức ép tiết kiệm chi tiêu. Trái lại các trường tư hoặc trường công được phân cấp tự chủ tài chính sẽ chịu sức ép cao cần phải tiết kiệm chi tiêu.
    Các nhân tố khác: Ngoài những nhân tố nêu trên, quy mô của lớp học, số đơn vị học trình phải tích luỹ, phương pháp dạy và học, . cũng là những nhân tố tác động đến CPĐT.

    2/ Về thực tiễn

    Đề tài đã tính toán chi phí đào tạo thực tế của 04 trường đại học, đó là Đại học Bách khoa Đà Nẵng (ĐHBKĐN), đại học Nông nghiệp Hà Nội (ĐHNNHN), đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) và đại học Kinh tế quốc dân (ĐHKTQD).

    Chi phí đào tạo 01 SVQĐ năm 2007 của ĐHBKĐN là 4,47 triệu đồng. Trong đó chi về tài sản chiếm hơn 36%; Chi về lương chiếm hơn 43%; Chi hàng năm khác là hơn 20%. Trong phần chi về tài sản, chi về nhà cửa và vật kiến trúc chiếm khoảng 30%, còn lại là chi về máy móc thiết bị và tài sản khác.

    Chi phí đào tạo 01 SVQĐ năm 2007 của ĐHNNHN là 7,15 triệu đồng. Trong đó chi về tài sản chiếm hơn 39%; Chi về lương chiếm hơn 29%; Chi hàng năm khác hơn 31%. Trong phần chi về tài sản, chi về nhà cửa và vật kiến trúc cũng chiếm khoảng 30%, còn lại là chi về máy móc thiết bị và tài sản khác.

    Chi phí đào tạo 01 SVQĐ năm 2007 của ĐHSPHN là 15,99 triệu đồng. Trong đó chi về tài sản chiếm hơn 22%; Chi về lương chiếm gần 17%; Chi hàng năm khác hơn 61%.

    Chi phí đào tạo 01 SVQĐ năm 2007 của ĐHKTQD là 4,27 triệu đồng. Trong đó chi về tài sản chiếm hơn 27%; Chi về lương chiếm hơn 46%; Chi hàng năm khác là hơn 26%. Trong phần chi về tài sản, chi về nhà cửa và vật kiến trúc chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại là chi về máy móc thiết bị và tài sản khác. Đây là trường có phần chi về nhà cửa thấp nhất trong 04 trường đã nghiên cứu.

    Chi phí đào tạo thực tế 01 SVQĐ khá chênh lệch giữa các trường. Tuy nhiên nếu đưa về cùng mặt bằng quy mô theo định mức tại quyết định 693 của Bộ GD&ĐT thì chênh lệch đã giảm đi rõ rệt. Điều đó cho thấy quy mô đào tạo đang là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt lớn về CPĐT thực tế 01 SVQĐ giữa các trường đã nghiên cứu.

    Đề tài đã xác định được CPĐT của 01 SVQĐ của 04 trường đã nghiên cứu. Đến năm 2010 CPĐT 01 SVQĐ của ĐHBKĐN là 6,84 triệu đồng; ĐHNNHN là 8,86 triệu đồng; ĐHSPHN là 19,90 triệu đồng; ĐHKTQD là 6,19 triệu đồng. Trong đó chi về lương từ 2,65 triệu đồng đến 3,36 triệu đồng. Đến năm 2012 CPĐT 01 SVQĐ của các trường lần lượt là: 12,75; 11,51; 23,04; và 9,83 triệu đồng. Trong đó chi về lương từ 3,40 đến 5,38 triệu đồng.

    Theo bảng dưới đây, đến năm 2010 và 2012 hai trường có mức tăng CPĐT cao nhất là ĐHBKĐN và ĐHKTQD lại là hai trường có mức chi phí thấp trong tương lai. Sở dĩ như vậy là vì hai trường này hiện có quy mô đào tạo cao gấp đôi quy mô định mức theo 693. Trong ngắn hạn đến năm 2010 và 2012 rất khó để có sự điều chỉnh quy mô về mức chuẩn cho dù đã điều chỉnh giảm rất lớn.

    Bảng 1: Tổng hợp phương án CPĐT đã lựa chọn tại các trường đã nghiên cứu.




    Tên trường<o:p></o:p>


    Chi phí thực tế năm 2007<o:p></o:p>


    Chuẩn hóa chi năm 2007 theo 693<o:p></o:p>


    PA lựa chọn  cho năm 2010 <o:p></o:p>


    PA lựa chọn  cho năm 2012 <o:p></o:p>




    Giá trị<o:p></o:p>


    % so với T.tế 2007<o:p></o:p>


    Giá trị<o:p></o:p>


    % so với T.tế 2007<o:p></o:p>




    ĐHBKĐN<o:p></o:p>


    4,47<o:p></o:p>


    8,60<o:p></o:p>


    6,84<o:p></o:p>


    153,02<o:p></o:p>


    12,75<o:p></o:p>


    285,23<o:p></o:p>




    ĐHNNHN<o:p></o:p>


    7,15<o:p></o:p>


    8,00<o:p></o:p>


    8,86<o:p></o:p>


    123,92<o:p></o:p>


    11,51<o:p></o:p>


    160,98<o:p></o:p>




    ĐHSPHN<o:p></o:p>


    15,99<o:p></o:p>


    9,91<o:p></o:p>


    19,90<o:p></o:p>


    124,45<o:p></o:p>


    23,04<o:p></o:p>


    144,03<o:p></o:p>




    ĐHKTQD<o:p></o:p>


    4,27<o:p></o:p>


    6,78<o:p></o:p>


    6,19<o:p></o:p>


    144,95<o:p></o:p>


    9,83<o:p></o:p>


    230,21<o:p></o:p>





    Trường ĐHNNHN hiện có quy mô gần đạt chuẩn, do vậy để phù hợp với tình hình chung, BCN đề tài đề xuất duy trì quy mô hiện tại đến năm 2010, và sẽ giảm theo chuẩn năm 2007 vào năm 2012.
    Đối với ĐHSPHN do quy mô hiện nay đã đạt chuẩn của năm 2012 nên BCN đề tài đề xuất giữ nguyên quy mô này trong suốt thời gian từ nay đến năm 2012.

    Mặc dù trong quá trình xây dựng và lựa chọn phương án, BCN đề tài đã hướng dần quy mô của các trường về mức chuẩn theo văn bản 693, nhưng do xuất phát điểm của các trường khác nhau; do chuẩn quy mô theo nhóm trường khác nhau, nên phần chi về lương và như lương trong chi phí vẫn khác nhau giữa các trường. Vì vậy nếu chủ trương của nhà nước là thu học phí bù đắp được phần chi về lương thì sẽ có sự chênh lệch học phí giữa các trường. Hoặc nếu muốn có mức học phí như nhau trong bối cảnh trên, thì Nhà nước cần có cơ chế giải quyết phần dôi ra hay thiếu hụt giữa nguồn thu từ học phí và chi về lương của các trường.

    3/ Một số khuyến nghị

    Để có thể xác định CPĐT đại học chuẩn xác và có thể so sánh được giữa các trường. Đồng thời việc tính chi phí đó còn tạo cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thể tham khảo trong xây dựng các chính sách liên quan, đề tài xin kiến nghị một số vấn đề sau đây:

    Phân loại cấp chất lượng đào tạo: Cấp chất lượng có thể được chia thành nhiều mức khác nhau nhưng có những mức chất lượng đáng chú ý như sau: (1) Cấp chất lượng chấp nhận được, (2) Cấp chất lượng lý tưởng, (3) cấp chất lượng quốc tế, . Mỗi cấp chất lượng đòi hỏi những yêu cầu cao thấp khác nhau về điều kiện cơ sở vật chất, về nhân lực, về công tác quản lý đào tạo, . Vì vậy sẽ có yêu cầu khác nhau về CPĐT tối thiểu.
    Xây dựng và ban hành các chuẩn mực, điều kiện về các nguồn lực để quản lý các trường đại học phù hợp với mỗi cấp chất lượng đào tạo.

    Để xác định được CPĐT cần xây dựng được bộ điều kiện chuẩn được coi là điều kiện bắt buộc các trường phải thực hiện. Nhà nước cần đầu tư về nhân lực và kinh phí để nghiên cứu sớm ban hành các chuẩn mực và được coi là những điều kiện bắt buộc yêu cầu các trường phải thực hiện.

    Tăng cường quản lý nhà nước đối với các trường đại học, trong đó chú trọng quản lý thực hiện các định mức đảm bảo quá trình đào tạo. Trong đó định mức về quy mô là định mức cần và có thể từng bước thực hiện ngay.
    Kiến nghị các trường đại học cần chủ động tính toán quy mô đào tạo thực tế để biết mức độ cấp bách trong quá trình điều chỉnh quy mô theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với các trường ĐHBKĐN; ĐHKTQD cần từng bước giảm quy mô đào tạo định hướng theo văn bản 693. Trước mắt, ngay từ năm học 2008-2009 cần giảm ngay quy mô đào tạo các hệ ngoài tập trung chính quy.

    TỪ KHÓA: 1/ Chi phí đào tạo đại học; 2/ Cải cách tài chính giáo dục đạo học; 3/ Đa dạng hóa nguồn lực cho giáo dục đại học



    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...