Thạc Sĩ Xác định các tính chất nhiệt động cân bằng pha lỏng-lỏng, lỏng-hơi của các hệ hóa học bằng phương p

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề


    Hướng nghiên cứu xác định các tính chất nhiệt động cân bằng lỏng-hơi và lỏng-
    lỏng của các hệ hóa học khác nhau bằng phương pháp nhiệt động thống kê, hóa
    lượng tử và mô phỏng toàn cục Monte Carlo hiện nay còn rất mới ở Việt Nam và
    có rất ít tài liệu nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu này. Hiện nay chỉ có
    một vài kết quả nghiên cứu liên quan đến các tính chất cơ chế phản ứng của các
    hợp chất dựa trên các nguyên lý cơ bản của hóa học lượng tử.
    Ở một số nước trên thế giới việc nghiên cứu và dự đoán các tính chất nhiệt động
    cân bằng pha dựa trên lý thuyết nhiệt động thống kê, tính toán lượng tử hiện đại và
    các kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo vẫn đang là vấn đề chính được nhiều nhà khoa
    học thuộc nhiều cơ sở của các Đại học trên thế giới như châu Âu, Nhật Bản, Hàn
    Quốc và Mỹ khai thác nghiên cứu.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tế không thể thiếu đối với các lĩnh vực khoa học ứng
    dụng và khoa học cơ bản cần có những số liệu về tính chất nhiệt động của các hệ
    cân bằng lỏng-hơi và lỏng- lỏng của các hợp chất và hỗn hợp bậc 2 và bậc 3 của
    các chất. Các lĩnh vực có thể sử dụng các dữ liệu của đề tài này bao gồm lĩnh vực
    nghiên cứu độc tố môi trường, kỹ thuật xử lý môi trường, hóa nông nghiệp, hóa
    dầu, nhiên liệu lỏng, vật liệu tổng hợp, hóa dược và hóa thực phẩm.
    Đặc biệt lĩnh vực môi trường rất cần đến các dữ liệu thông tin về tính chất hóa lý
    của các hợp chất hữu cơ, như tính chất phân tán, cân bằng lỏng hơi, cân bằng lỏng-
    lỏng liên quan đến độ tan của các chất trong môi trường nước. Dựa vào tính chất
    hóa lý của các hợp chất hữu cơ, các nhà kỹ thuật xử lý môi trường có thể đánh giá,
    quản lý và đưa ra biện pháp xử lý các chất gây ô nhiễm theo một kỹ thuật xử lý như
    kỹ thuật chiết, kỹ thuật chưng cất. Trong các ngành dược phẩm, hóa thực phẩm và
    đặc biệt là kỹ thuật lọc dầu việc tách chất và trộn chất luôn là vấn đề cần thiết liên
    quan đến các kỹ thuật thiết kế thiết bị sản xuất thích hợp.
    Vì có những ứng dụng tế như vậy cho nên đề tài này nhằm nghiên cứu đưa ra
    các phương pháp tính toán mới trên cơ sở của lý thuyết nhiệt động thống kê, hóa
    học lượng tử và kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo cho phép giải quyết các vấn đề về
    thông tin hóa lý của các hệ chất lỏng, giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn đo đạc
    trong thực nghiệm khi mà phương tiện, trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ đo
    đạc hiện nay chưa thể đáp ứng được đầy đủ ở mọi cơ sở nghiên cứu khoa học và cơ
    sở sản xuất.
    Chính từ những nhu cầu thực tế như vậy mà đề tài này cố gắng nghiên cứu đưa
    ra các kỹ thuật tính toán tính chất nhiệt động của một số hợp chất dựa trên lý thuyết
    nhiệt động thống kê, hóa lượng tử và các phương tiện hiện có của trường Đại học
    Đà Lạt để giải quyết các vấn đề liên quan đến các hợp chất hữu cơ.
    Mục tiêu chính của đề tài cần thực hiện bao gồm:
    - Xây dựng cơ sở dữ liệu của một nhóm khoảng 20 hợp chất hóa học bao gồm
    các đơn chất vô cơ, chất hữu cơ, các chất lỏng ion thông thường.
    - Xây dựng phương trình thế cho các hệ hóa học từ tính toán nhiệt động thống
    kê và hóa học lượng tử.
    - Tính toán các tính chất nhiệt động cân bằng pha lỏng-hơi, lỏng-lỏng từ
    phương trình thế được xây dựng từ lý thuyết nhiệt động thống kê, mô hình hệ
    số hoạt độ, mô hình COSMO và kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo toàn cục.
    - So sánh các kết quả nghiên cứu với các phương pháp tính toán khác và các
    nguồn dữ liệu thực nghiệm khác nhau.


    MUÏC LUÏC



    Tóm tắt kết quả 5
    Đặt vấn đề 7
    Tổng quan 9
    I. Lý thuyết hóa lượng tử 9
    I.1. Cơ sở lượng tử 9
    I.2. Phương pháp tính toán lượng tử 9
    II. Phương pháp nhiệt động thống kê 12
    II.1. Các phương trình trạng thái 12
    II.2. Các mô hình hệ số hoạt độ 15
    II.3. Lý thuyết mô hình COSMO 16
    II.4. Lý thuyết mô phỏng Monte Carlo 23
    III. Các nhóm hợp chất 32
    Phương pháp 34
    I. Các điều kiện thực hiện 34
    I.1. Dữ liệu cấu trúc 34
    I.2. Phần mềm 34
    I.3. Sơ đồ thực hiện chung 34
    II. Phương trình trạng thái 35
    III. Mô hình hệ số hoạt độ 36
    IV. Mô hình COSMO 36
    IV.1. Tối ưu hóa cấu hình 36
    IV.2. Tính toán điện tích và năng lượng pha lỏng 36
    IV.3. Tính toán điện tích bề mặt sigma 37
    IV.4. Tính toán hệ số hoạt độ 37
    IV.5. Tính toán sai số 37
    V. Mô phỏng Monte Carlo 38
    V.1. Xác định hàm thế tương tác 38
    V.2. Xác định điều kiện thực hiện mô phỏng Monte Carlo GEMC 39
    V.3. Tính toán tính chất nhiệt động cân bằng pha 40
    Kết quả và thảo luận 41
    A. Cân bằng lỏng - hơi 41
    I. Mô hình hệ số hoạt độ 41
    1. Hệ bậc 2 của các hệ ete vòng với 1-clorohexan 41
    2. Hệ bậc 2 của etyl 1,1-dimetyletylete(1)+propan-1-ol(2) 45
    3. Hệ bậc 2 axít acetic(1) + dietyl ete (2) 47

    4. Hệ bậc 2 etanol (1)+nước(2); methanol(1)+benzene(2);
    toluene(1)+clorobenzen(2)
    51
    5. Hệ bậc 2 2,3-butandiol với n-butanol, n-butylacetat và etylacetat 53
    II. Mô hình COSMO-SAC 55

    II.1. Hệ bậc 2 gồm các hỗn hợp bậc 2 tạo thành từ các hợp chất trong
    nhóm ankan+ankan; ankan+ancol; ankan+ceton, ancol+nước trong
    khoảng nhiệt độ (183,15 – 623,15 K) và áp suất (0,1-19,0MPa)
    55

    II.2. Hệ bậc 2 gồm phenol(1)+styren(2); etylmercaptan(1)+n-butan(2);
    ter-butylmercaptan(1)+propan(2) và dimetylete(1)+propan(2)
    58
    III. Mô phỏng Monte Carlo 61
    III.1. Sử dụng hàm thế kiểu Lennard-Jones 62
    III.2. Sử dụng hàm thế tương tác ab initio 71
    B. Cân bằng lỏng - lỏng 77
    I. Độ tan của aspirin trong dung môi 77
    II. Cân bằng lỏng – lỏng của hệ bậc ba 79

    Kết luận 82
    Tài liệu tham khảo 83
    Các kết quả đạt được 86
    Phụ lục 87
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...