Tiến Sĩ Xã hội hóa y tế ở Việt Nam - Lý luận, thực tiễn và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa

    Lời cam đoan

    Lời cảm ơn
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục bảng Danh mục các sơ đồ Danh mục các hình vẽ
    PHẦN MỞ đẦU . i
    1. LÝ DO CHỌN đỀ TÀI i
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU iv
    3. đỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU v
    4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU vi
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU vii
    6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . xi
    7. NHỮNG đÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN xxii
    8. KẾT CẤU LUẬN ÁN . xxiii

    Chương 1: NHỮNG VẤN đỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÃ HỘI HOÁ Y TẾ 1

    1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THUẬT NGỮ XÃ HỘI HOÁ VÀ
    XÃ HỘI HOÁ Y TẾ. 1
    1.1.1. Theo nguồn gốc ngôn ngữ. . 1
    1.1.2. Cách hiểu dưới góc độ xã hội học . 2
    1.1.3. Ý nghĩa của cụm từ XHH trong các văn bản pháp quy. . 2
    1.1.4. Ý nghĩa của cụm từ XHH theo cách dùng từ của Các Mác và LêNin 4
    1.1.5. Kết luận về thuật ngữ “Xã hội hóa y tế” 5
    1.2. MỘT SỐ VẤN đỀ CƠ BẢN VỀ XÃ HỘI HOÁ Y TẾ .6
    1.2.1. Khái niệm xã hội hóa y tế . 6
    1.2.2. Nội dung của XHH y tế 7
    1.2.3. đối tượng thực hiện XHH y tế 8
    1.2.4. Cơ sở của việc thực hiện XHH y tế . 8
    1.2.5. Vai trò của XHH y tế .11
    1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO SỰ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG THỨC
    XÃ HỘI HOÁ Y TẾ . 14
    1.3.1. đặc thù của sức khoẻ, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ .14
    1.3.2. Luận cứ kỹ thuật về hoạt động của thị trường chăm sóc sức khoẻ 17
    1.3.3. Luận cứ về bản chất các mục tiêu xã hội: công bằng và hiệu quả .36
    1.3.4. Khả năng thỏa mãn các nguyên tắc của các phương thức XHH y tế
    hiện nay .42
    1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC XHH Y TẾ 42
    1.4.1. Kinh nghiệm về y tế tư nhân 42
    1.4.2. Kinh nghiệm về bảo hiểm y tế. 45
    1.4.3. Kinh nghiệm về thu một phần viện phí. .50
    1.4.4. Kinh nghiệm về cung ứng dịch vụ theo yêu cầu và LDLK. 52
    1.4.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt nam .52

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ Y TẾ Ở VIỆT NAM .56
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM 56
    2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống y tế Việt Nam 56

    2.1.2. Một số kết quả cơ bản của y tế Việt Nam .58
    2.1.3. Công cuộc cải cách lĩnh vực y tế: Thành tựu và những tồn tại, thách thức của y tế Việt Nam. 61
    2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN XHH Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .65
    2.2.1. Phương thức thu một phần viện phí .65
    2.2.2. Phương thức liên doanh liên kết (LDLK) và cung ứng dịch vụ theo
    yêu cầu 66
    2.2.3. Phương thức bảo hiểm y tế 68
    2.2.4. Phương thức phát triển y tế tư nhân .71
    2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC XHH Y TẾ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 72
    2.3.1. Thực trạng về phương thức thu một phần viện phí ở các bệnh viện công . 72
    2.3.2. Thực trạng phát triển hệ thống y tế tư nhân. .87
    2.3.3. Thực trạng liên doanh liên kết và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu. .100
    2.3.4. Thực trạng bảo hiểm y tế 111
    2.3.5. Kết luận về công tác xã hội hóa y tế .130

    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
    XÃ HỘI HOÁ Y TẾ Ở VIỆT NAM.
    138
    3.1. MỘT SỐ QUAN đIỂM CẦN QUÁN TRIỆT KHI THỰC HIỆN XHH Y TẾ 138
    3.1.1 Căn cứ đề xuất các quan điểm .138
    3.1.2. Quan điểm cần quán triệt khi thực hiện XHH y tế 139
    3.2. CĂN CỨ đỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 143
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC đẨY XHH Y TẾ Ở VIỆT NAM . 148
    3.3.1. Từng bước triển khai thực hiện BHYT toàn dân một cách bền vững 148
    3.3.2. Phát triển hệ thống y tế tư nhân 160

    3.3.3. Giải pháp về viện phí .167
    3.3.4. Quản lý chặt chẽ đối với các bệnh viện thực hiện phương án liên kết
    và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu. .170
    3.3.5. điều kiện thực hiện các giải pháp 171

    KẾT LUẬN .175
    NHỮNG CÔNG TRÌNH đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
    đẾN LUẬN ÁN 177
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 178
    PHỤ LỤC 18

    PHẦN MỞ đẦU
    1. LÝ DO CHỌN đỀ TÀI

    Phát triển sự nghiệp y tế luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi Chính phủ. Thụ hưởng đầy đủ dịch vụ y tế có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cuộc sống, phản ánh kết quả của quá trình phát triển. Hơn nữa, thành quả của y tế cũng là điều kiện của sự phát triển, là động lực phục vụ cho sự phát triển đất nước và con người, tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Y tế cũng là mặt trận hàng đầu trong chiến lược xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt nam bởi mối quan hệ luẩn quẩn giữa bệnh tật và đói nghèo.Trong những năm qua, ngành y tế đã đạt được những thành tựu nổi bật, đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của đất nước: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới năm tuổi giảm từ 33,1% năm 2000 xuống còn
    19,9% năm 2009, sức khoẻ nhân dân được chăm sóc tốt hơn nên tuổi thọ bình quân tăng từ 67,8 tuổi năm 2000 lên 74,9 tuổi năm 2010[11].
    Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển với các giới hạn nhất định về nguồn lực, khu vực y tế nhà nước đang ngày càng trở nên bất cập trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của nhân dân cả về số lượng và chất lượng. Cùng với các thành quả to lớn của quá trình phát triển kinh tế, thu nhập người dân được cải thiện, dân số cũng không ngừng tăng dẫn đến những đòi hỏi tất yếu về chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y học cùng với cơ cấu bệnh tật thay đổi đã khiến cho chi phí KCB ngày càng cao.Theo tính toán sơ bộ, giai đoạn 2007-2010, ngành y tế cần 39.000 tỷ đồng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhưng nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác chỉ đáp ứng được 25.000 tỷ đồng, thiếu khoảng 14.000 tỷ đồng[35]. Trước đòi hỏi ngày càng cao về nhu cầu CSSK, ngành y tế cần huy động mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp y tế theo định hướng XHH hoạt động y tế.

    Sau gần 17 năm triển khai, dường như công tác này chưa đạt được những kết quả như mong đợi. Khu vực y tế nhà nước chưa có sự chuyển biến nhiều, khu vực tư nhân vẫn còn quá nhỏ bé, còn sự vào cuộc của các tổ chức, ban ngành hay các hộ gia đình trong chăm sóc y tế vẫn còn rất mờ nhạt.
    điều kiện kinh tế xã hội trong bối cảnh hiện tại cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với ngành y:
    - Kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến sự phân tầng xã hội về mức sống và khả nǎng sử dụng các dịch vụ CSSK trong nhân dân, gây bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. Theo điều tra mức sống dân cư, thu nhập bình quân của các hộ gia đình một tháng theo giá thực tế sau 10 năm (từ 1999 đến 2009) đã tăng gấp 5,7 lần nhưng khoảng cách giàu nghèo cũng mở rộng (từ 5,2 lần năm 1998 lên đến 8,9 lần năm 2008)[63]. Theo các điều tra, người nghèo chủ yếu sử dụng trạm xá địa phương, còn sử dụng các bệnh viện lớn và hiện đại phần lớn lại là những người giàu. Như vậy, người giàu là người được hưởng lợi chủ yếu từ ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho y tế chứ không phải người nghèo. điều đó đặt ra vấn đề Chính phủ cần tập trung nguồn lực hạn hẹp vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản nhằm đảm bảo công bằng trong CSSK, đặc biệt với các đối tượng dễ bị tổn thương. Mặt khác, chuyển sang cơ chế thị trường, sự bao cấp của nhà nước đối với bệnh viện giảm, mức thu từ viện phí tăng, là nguy cơ khiến người nghèo gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, đặc biệt là y tế kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ dân cư có thu nhập tăng, chi tiêu cho y tế nhiều hơn, yêu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn.
    - Sự thay đổi của cơ chế: Chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho phép khu vực tư nhân (KVTN) tham gia ngày càng nhiều trong lĩnh vực CSSK. đây cũng chính là kênh đầy tiềm năng về vốn cho y tế cần được khai thác. Xu thế không đảo ngược của quá trình hội nhập và mở cửa đặt ra cho chúng ta những vấn đề mới về quản lý cũng như cách tận dụng nguồn lực ngoài ngân sách, tận dụng được thế mạnh của khu vực này để đạt được các mục tiêu công bằng và hiệu quả.

    - Diễn biến phức tạp của đời sống hịên tại: Cơ cấu bệnh tật đang thay đổi (các bệnh không nhiễm trùng, tai nạn, thương tích . tăng nhanh, nhiều dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện khó lường) với chi phí y tế lớn. Mặt khác, để có thể kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch đó cần có sự vào cuộc của các tổ chức, ban ngành đoàn thể và các hộ gia đình.
    Tất cả những vấn đề đó cần phải được giải quyết trong một giải pháp mang tính tổng thể, giải pháp tổng thể đó là “xã hội hoá y tế”.
    Xét về mặt lý luận, trong vài thập niên trở lại đây, trên thế giới đã xuất hiện hai luồng trào lưu cơ bản định hướng phát triển sự nghiệp y tế. Trào lưu thứ nhất là trào lưu giải quyết tính công bằng trong chǎm sóc y tế. Trào lưu này thể hiện trong Tuyên ngôn Alma Ata với lời kêu gọi "sức khoẻ cho mọi người nǎm 2000". Nội dung cụ thể được Ngân hàng thế giới khuyến cáo gồm: trọn gói lâm sàng thiết yếu và trọn gói chǎm sóc y tế công cộng thiết yếu .Trào lưu thứ hai là trào lưu giải quyết tính hiệu quả trong chǎm sóc y tế. Trào lưu này thể hiện trong chủ trương thu phí tại các bệnh viện công và phát triển hệ thống y tế tư nhân (YTTN)(81). Cũng giống như sự phát triển của mỗi quốc gia, hệ thống y tế đứng trước sự lựa chọn: phát triển theo hướng công bằng hay hiệu quả. Ở tầm vĩ mô, một số quốc gia đã lựa chọn con đường phát triển theo hướng hiệu quả và chấp nhận hy sinh tính công bằng, một số quốc gia thì lựa chọn ngược lại. Nhưng thực tế, không ít quốc gia đã chứng minh hoàn toàn có thể đạt được cả mục tiêu công bằng và hiệu quả trong phát triển nếu chúng ta có được một kế hoạch thông minh. Câu trả lời cho đường lối phát triển của hệ thống y tế chắc chắn cũng không thể khác. Chúng ta hoàn toàn có thể đạt được cả hai mục tiêu lớn của ngành y: công bằng và hiệu quả, nếu chúng ta có được một cơ chế hợp lý, một cách nhìn thông minh. Xã hội hoá y tế là giải pháp tổng thể có thể đạt được cả hai mục tiêu lớn của ngành y .
    Với ý nghĩa to lớn đó, sự nghiệp phát triển hệ thống y tế nói chung hay định hướng XHH y tế nói riêng luôn giành được sự quan tâm thích đáng của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. đề tài xã hội hoá y tế đã được đề cập đến ở rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu này còn tương đối nhỏ lẻ và, còn có nhiều điểm mâu thuẫn cả về quan niệm về XHH y tế, nội dung và đối tượng của chúng. Nhiều nghiên cứu đề cập tới XHH chỉ dưới khía cạnh thu phí dịch vụ bệnh viện công hay phát triển hệ thống YTTN vì thế, các giải pháp rời rạc và thiếu tính đồng bộ. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Xã hội hoá y tế ở Việt nam: Lý luận, thực tiễn và giải pháp” là đề tài nghiên cứu của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...