Tiến Sĩ Xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác phòng cháy chữa cháy: Kinh nghiệm một số nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iv
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT . vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH ix
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN . 9
    1.1. Các nghiên cứu liên quan đến lý luận về xã hội hóa 9
    1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng xã hội hóa nguồn tài
    chính cho công tác PCCC ở Việt Nam . 12
    1.3. Các nghiên cứu liên quan đến giải pháp xã hội hóa tài chính
    cho hoạt động PCCC 21
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÃ HỘI HÓA
    NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC PCCC . 23
    2.1. Lý luận chung về nguồn tài chính và xã hội hóa nguồn tài chính 23
    2.2. Xã hội hóa công tác PCCC và xã hội hóa nguồn tài chính cho
    công tác PCCC . 41
    2.3. Các yếu tố tác động tới xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác
    PCCC . 53
    Chương 3. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA NGUỒN TÀI CHÍNH CHO
    CÔNG TÁC PCCC TẠI TRUNG QUỐC, HOA KỲ VÀ NHẬT BẢN 58
    3.1. Xã hội hóa nguồn tài chính cho PCCC tại Trung Quốc 58
    3.2. Xã hội hóa nguồn tài chính cho PCCC tại Hoa Kỳ . 74
    3.3. Xã hội hóa nguồn tài chính cho PCCC tại Nhật Bản 90 v
    3.4. Một số đánh giá về quá trình xã hội hóa nguồn tài chính cho
    hoạt động PCCC tại các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 101
    Chương 4. HỘI H A NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC PCCC
    Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC BÀI HỌC KINH
    NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC, HOA KỲ VÀ NHẬT BẢN. 110
    4.1. Thực trạng xã hội hóa nguồn tài chính cho hoạt động PCCC ở
    Việt Nam . 110
    4.2. Phương hướng huy động nguồn tài chính cho hoạt động PCCC . 121
    4.3. Một số giải pháp đối với công tác xã hội hóa nguồn tài chính
    cho PCCC ở Việt Nam thời gian tới . 130
    KẾT LUẬN . 138
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đ
    ĐƯỢC CÔNG BỐ 142
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 143 vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

    CNCH

    Cứu nạn cứu hộ
    CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    HTX Hợp tác xã
    KT-XH Kinh tế- xã hội
    NNL Nguồn nhân lực
    NSNN Ngân sách nhà nước
    PCCC Phòng cháy chữa cháy
    PCCC&CNCH Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
    XH
    XHCN
    Xã hội
    Xã hội chủ nghĩa
    XHH Xã hội hóa
    vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

    FDI Foreign Direct Investment Đầu tư Trực tiếp nước ngoài
    IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
    NFPA National Fire Preventation
    Association
    Hiệp hội PCCC quốc gia Hoa Kỳ
    ODA Official Development
    Assistance
    Viện trợ phát triển chính thức
    ODF Official Development Finance Tài chính phát triển chính thức
    PPP Public-Private Partnership Hợp tác công - tư
    WB World Bank Ngân hàng Thế giới



    viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    TT Tên bảng Trang
    Bảng 3.1. Chi phí PCCC ở Hoa Kỳ năm 2011 . 80
    Bảng 4.1. Nguồn tài chính đầu tư cho lực lượng cảnh sát PCCC giai đoạn
    2003-2013 . 112
    Bảng 4.2. Thống kế kết quả đào tạo tại Trường Đại học PCCC (1976-2014) . 114
    Bảng 4.3. Lực lượng PCCC của các nước trên thế giới đầu thế kỷ 21 . 116
    Bảng 4.4. Dự báo nhu cầu nguồn tài chính đầu tư cho các loại phương tiện
    chữa cháy giai đoạn từ 2011 – 2030. 122
    Bảng 4.5. Dự báo nhu cầu nguồn tài chính đầu tư cơ sở vật chất cho lực
    lượng PCCC giai đoạn từ 2011 – 2030 . 123









    ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    TT Tên hình Trang
    Hình 2.1. Hệ thống các nguồn tài chính 34
    Hình 2.2. Mô hình xã hội hóa nguồn tài chính trong hoạt động PCCC . 53
    Hình 2.3. Các nhân tố tác động tới quá trình xã hội hóa nguồn tài chính cho
    hoạt động PCCC . 56
    Hình 3.1. Mô hình tổ chức lực lượng PCCC Trung Quốc 60
    Hình 3.2. Cán cân ngân sách của chính phủ Trung Quốc 2001-2013 62
    Hình 3.3. Ngân sách và chi tiêu thực tế cho hoạt động PCCC tại bang
    California giai đoạn 1999-2015 79














    1
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, tại nhiều quốc gia trên thế giới, chi tiêu cho
    hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều có xu hướng ngày càng
    tăng nhanh, vượt cả tốc độ tăng thu ngân sách, nên không đủ để đáp ứng nhu
    cầu chi tiêu, điều này dẫn đến thâm hụt ngân sách, phải đi vay dẫn đến nợ công
    của nhiều quốc gia luôn và ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng đó xảy ra
    không chỉ ở các nước đang phát triển, mà ở cả các nước phát triển, không
    những ở các nước nhỏ, mà cả những nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc,
    Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Thậm chí, kể từ sau khủng hoảng tài chính và suy
    thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, ở nhiều quốc gia, thâm hụt ngân sách và nợ
    công đã trở nên nghiêm trọng hơn, tới mức khủng hoảng.
    Trong rất nhiều khoản chi tiêu ngân sách của các quốc gia, các khoản chi
    tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ công thường chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Cùng
    với thời gian, nhu cầu tiêu thụ của xã hội đối với các hàng hóa và dịch vụ công
    không những ngày càng lớn, mà đòi hỏi ngày càng tinh tế và có chất lượng cao
    hơn. Tuy vậy, đáng tiếc là, mặc dù các chính phủ đã hết sức cố gắng, song việc
    cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công vẫn không theo kịp với nhu cầu của xã
    hội, thậm chí ở nhiều quốc gia, sự chênh lệch đó còn ngày càng rộng thêm ra.
    Một trong những nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất của tình trạng đó là
    nguồn cung tài chính từ ngân sách nhà nước ngày càng không theo kịp được
    với nhu cầu hàng hóa và dịch vụ công ngày càng lớn. Để giải quyết tình trạng
    không cân đối cung-cầu tài chính cho việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ
    công, một trong những giải pháp cốt lõi mà hầu hết các chính phủ đã thực hiện
    cho đến nay là tiến hành xã hội hóa, hay đa dạng hóa các nguồn tài chính. Tức
    là, cố gắng giảm bớt tình trạng dựa, hay lệ thuộc vào các nguồn tài chính từ
    ngân sách Nhà nước, mà mở đường cho sự tham gia của các nguồn tài chính
    2
    khác từ các thành phần ngoài Nhà nước cho các hàng hóa và dịch vụ công.
    Một trong các hàng hóa và dịch vụ công đang rất thiếu các nguồn tài
    chính để sản xuất và cung ứng này là dịch vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC).
    Đây là loại dịch vụ công không thể thiếu được cho việc đảm bảo và duy trì an
    toàn cho cuộc sống (sản xuất và sinh hoạt) của dân cư và doanh nghiệp. Trong
    điều kiện hiện nay, nhu cầu đối với loại dịch vụ công này ngày càng lớn, do sản
    xuất ngày càng phát triển và cuộc sống của người dân ngày càng được cải
    thiện. Điều đó được thể hiện cụ thể ở GDP và tổng tài sản tích lại của từng địa
    phương, từng quốc gia, và cả loài người ngày càng lớn, ở mật độ tài sản (được
    đo bằng tổng tài sản trên một đơn vị diện tích), nhất là ở các thành phố lớn,
    ngày càng cao, và đồ dùng cũng như thiết bị phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng
    của người dân ngày càng nhiều. Trong điều kiện kinh tế, kinh doanh và sinh
    hoạt như vậy, khả năng cháy và nổ càng dễ xảy ra hơn, và nếu không may xảy
    ra, thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng và khó lường hơn.
    Để có thể phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả và dập tắt được một cách
    nhanh chóng tình trạng cháy nổ, các dịch vụ PCCC cũng cần được mở rộng,
    phát triển và hiện đại hóa tương ứng. Trên thực tế, dịch vụ PCCC ở hầu hết các
    quốc gia đều đang tiến triển theo hướng đó và, để làm được như vậy, không có
    cách nào khác là phải đầu tư thích đáng và phù hợp. Mặc dù hầu như chẳng có
    quốc gia nào không nhận thức được điều đó, nhưng đáng tiếc là hầu như tất cả
    các quốc gia đều nằm trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan là nguồn lực tài
    chính từ ngân sách nhà nước luôn không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Trước
    tình trạng đó và cũng giống như đối với các hàng hóa và dịch vụ công khác,
    hầu như tất cả các quốc gia đều tiến hành đa dạng hóa hay xã hội hóa các
    nguồn tài chính cho dịch vụ này, tìm cách để huy động sự tham gia đóng góp
    tài chính từ các thành phần khác ngoài nhà nước.
    Trong quá trình này, mỗi nước có những cách làm khác nhau, đạt được
    những thành công ở các mức độ khác nhau và vấp phải những vấn đề và hạn
    3
    chế cũng khác nhau, tiêu biểu trong số những quốc gia đầu tư mạnh mẽ cho
    công tác PCCC và có những cách làm tiêu biểu và đáng lưu ý trong việc xã hội
    hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC có Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
    Từ nhiều năm qua, chính phủ các quốc gia này đã hết sức nỗ lực đẩy mạnh và
    hoàn thiện hoạt động xã hội hóa nhằm đa dạng hóa, tìm kiếm thêm các nguồn
    tài trợ mới ngoài các nguồn tài trợ sẵn có từ ngân sách Nhà nước để phục vụ tốt
    hơn cho hoạt động PCCC trong nước.
    Trong lĩnh vực này, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cho đến
    nay, nguồn kinh phí to lớn để thực hiện tốt công tác PCCC, hiện đại hóa và
    nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng PCCC chủ yếu (hay đúng hơn là
    tuyệt đại đa số) lấy từ ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, hiện nay, trước nhu cầu
    cấp bách phải hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao khả năng ứng phó của lực
    lượng PCCC và đa dạng hóa các dịch vụ PCCC, số kinh phí để đáp ứng nhu
    cầu này là rất lớn, ngày càng vượt quá khả năng cung cấp từ ngân sách còn
    hạn chế của Nhà Nước. Chẳng hạn, chỉ tính nhu cầu đầu tư mua sắm phương
    tiện chữa cháy bị hư hỏng cần phải thay thế đến năm 2010 đã lên tới 30.000 tỷ
    đồng ( Đề án 1110/C66-BCA, năm 2011) [16]. Do vậy, làm cách nào để có đủ
    nguồn tài chính nhằm nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả của hoạt
    động PCCC trong tình hình mới hiện nay, luôn là điều trăn trở của các cơ
    quan hoạch định chính sách và thực tiễn có liên quan đến PCCC ở Việt Nam.
    Trên thực tế, nhiều năm qua, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới và
    chuyển sang nền kinh tế thị trường từ nửa cuối những năm 1980, nguồn tài
    chính cho các dịch vụ công, trong đó có dịch vụ PCCC, đã được xã hội hóa
    hay được đa dạng hóa, giảm dần sự lệ thuộc tuyệt đối vào ngân sách Nhà
    nước. Tuy vậy, khác với các dịch vụ công khác, việc xã hội hóa nguồn tài
    chính cho PCCC của Việt Nam, tiến triển rất chậm, và còn vấp phải rất nhiều
    vấn đề cả về cơ chế, chính sách, lẫn cung cách, bước đi và biện pháp tiến
    hành, nên kết quả mang lại còn rất khiêm tốn, còn rất xa mới có thể đáp ứng
    4
    được nhu cầu và mong muốn.
    Với nhận thức như vậy, NCS đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xã hội hóa
    nguồn tài chính cho công tác PCCC: Kinh nghiệm một số nước và bài học
    cho Việt Nam” để nghiên cứu cho luận án kinh tế của mình. Hy vọng, luận án sẽ
    hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm nền tảng cơ bản cho
    việc nghiên cứu chủ đề xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC; trên
    cơ sở phân tích thực trạng XHH nguồn tài chính cho công tác PCCC, chỉ ra
    những thành công, những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân cụ
    thể của chúng ở một số quốc gia, như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, và
    từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động này tại Việt Nam; cuối
    cùng, trên cơ sở đó và xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động
    XHH nguồn tài chính cho công tác PCCC ở Việt Nam cho đến nay, luận án sẽ
    đưa ra một số giải pháp chủ yếu giúp Việt Nam có thể vận dụng được các bài
    học trên nhằm đẩy mạnh và làm tốt hơn hoạt động XHH nguồn tài chính cho
    PCCC ở Việt Nam trong tương lai.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở phân tích thực trạng xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác
    PCCC tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, Luận án sẽ rút ra một số bài học
    kinh nghiệm cũng như giải pháp để Việt Nam có thể vận dụng nhằm đẩy
    mạnh việc xã hội hóa tài chính cho công tác PCCC của mình.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ trả
    lời được các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau đây:
    Thứ nhất, việc xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC xuất
    phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu nào?
    Thứ hai, xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC của Trung
    Quốc, Hoa Kỳ, và Nhật Bản có những đặc điểm chủ yếu gì, đã đạt được
    5
    những thành công nào, còn tồn tại những vấn đề gi và tại sao?
    Thứ ba, xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC ở Việt Nam có
    thể học hỏi được gì từ các nước trên và cần phải làm gì để vận dụng những
    bài học đó nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác
    PCCC?
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc xã hội hóa nguồn tài chính
    cho công tác PCCC của một số nước, cụ thể là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật
    Bản và Việt Nam.
    3.2. Về phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung: Xã hội hóa bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau,
    song ở đây Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động xã hội hóa nguồn tài chính cho
    công tác PCCC thuộc lĩnh vực dân sự.
    - Phạm vi về không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu việc xã hội hóa
    nguồn tài chính cho PCCC ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam.
    - Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu việc xã hội hóa
    nguồn tài chính cho PCCC ở Trung Quốc trong thời gian từ cuối những năm
    1970, khi bắt đầu cải cách và mở cửa kinh tế, ở Hoa Kỳ và Nhật Bản chủ
    yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dù đôi khi có đề cập đến một vài thời
    điểm trước đó khi cần thiết để so sánh, còn ở Việt Nam, việc nghiên cứu sẽ
    tập trung vào giai đoạn từ năm 1986, đến năm 2014, định hướng cho thời
    gian tới.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp luận: Luận án sẽ đi theo các phương pháp luận sau:
    - Nghiên cứu hệ thống: Phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến
    xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC được đặt trong một phức hợp
    những yếu tố có liên quan, tác động qua lại với nhau tạo ra một chỉnh thể
    thống nhất.
    6
    - Nghiên cứu liên ngành: Có sự kết hợp của nhiều ngành khoa học xã
    hội nhân văn, khoa học lịch sử, xã hội học, chính trị học, kinh tế học, chủ yếu
    là kinh tế quốc tế,
    - Nghiên cứu lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong
    quá trình nghiên cứu, đặc biệt các vấn đề sẽ được xem xét qua từng giai đoạn
    lịch sử cụ thể khác nhau và được nhìn nhận dưới góc độ logic phát triển.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, Luận án sẽ sử dụng
    các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp thống kê, thu
    thập số liệu, so sánh, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgich, kết hợp những
    kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra cho
    luận án.
    Sau khi thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến hoạt động
    PCCC, việc xã hội hóa nguồn lực tài chính cho PCCC, nghiên cứu sinh sẽ so
    sánh các khái niệm, phân loại, số liệu và đưa ra các kết luận tổng hợp hay
    quan điểm riêng đối với từng khía cạnh, nội dung cụ thể. Từ đó, đưa ra một
    bức tranh tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
    Người viết sẽ nghiên cứu và kế thừa những nghiên cứu về kinh nghiệm
    thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới (như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật
    Bản) có thể vận dụng cho Việt Nam, đi sâu phân tích và so sánh thực trạng và
    cách thức xã hội hóa nguồn tài chính cho PCCC, những kết quả và những vấn
    đề còn tồn tại trong hoạt động này tại các quốc gia trên, từ đó rút ra những
    kinh nghiệm và bài học có thể vận dụng ở Việt Nam.
    Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn vận dụng các quan điểm, đường lối và
    chính sách phát triển kinh tế-xã hội, và các chính sách về dịch vụ công, trong đó
    có hoạt động PCCC của Đảng và Nhà Nước để phân tích, đánh giá và khái quát
    một cách có hệ thống về công tác PCCC và xã hội hóa nguồn tài chính cho
    PCCC ở Việt Nam, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và giải pháp khắc phục.
    7
    5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
    - Luận án đã phân tích được thực trạng XHH nguồn tài chính cho công
    tác PCCC, chỉ ra những thành công, những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục
    và nguyên nhân cụ thể của chúng ở một số quốc gia, như Trung Quốc, Hoa
    Kỳ và Nhật Bản. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động này
    tại Việt Nam;
    - Trên cơ sở đó và xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động
    XHH nguồn tài chính cho công tác PCCC ở Việt Nam thời gian qua, luận án đề
    xuất một số giải pháp chủ yếu để vận dụng hợp lý các bài học kinh nghiệm trên
    nhằm đẩy mạnh và làm tốt hơn hoạt động này ở Việt Nam trong tương lai.
    - Với những đóng góp mới như vậy, Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu
    ích cho cả các nhà nghiên cứu về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa nguồn
    tài chính cho công tác PCCC nói riêng, cũng như cho các nhà hoạch định
    chính sách và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tài chính và huy động vốn
    cho công tác PCCC ở Việt Nam; đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức của
    dân chúng về những vấn đề của công tác PCCC và hoạt động XHH nguồn tài
    chính cho công tác này trên thế giới và Việt Nam.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Ý nghĩa lý luận:
    Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
    đến các nguồn tài chính và xã hội hóa nguồn tài chính nói chung;
    Luận án bổ sung và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về xã hội hóa
    nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC;
    - Ý nghĩa thực tiễn:
    Trên cơ sở phân tích những bài học kinh nghiệm trong công tác xã hội
    nguồn tài chính cho hoạt động PCCC ở các nước Trung Quốc, Hoa Kỳ và
    Nhật Bản, đồng thời phân tích những vấn đề tồn tại trong quá trình xã hội hóa
    nguồn tài chính cho hoạt động PCCC ở Việt Nam, luận án đề xuất những giải
    pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động này ở Việt Nam.
    8
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt (tiếng Việt và
    tiếng Anh), Danh mục các bảng, Danh mục các hình, Danh mục các công trình
    của tác giả đã công bố, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương như sau:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án;
    Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hóa nguồn tài chính cho
    công tác PCCC;
    Chương 3: Thực trạng xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC
    tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
    Chương 4: Xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC ở Việt Nam
    và giải pháp vận dụng các bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và
    Nhật Bản.
     
Đang tải...