Thạc Sĩ Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề năm 2005-2010 ở thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề năm 2005-2010 ở thành phố Hồ Chí Minh​
    Information
    MS: LVQLGD001
    SỐ TRANG: 113
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC
    NĂM: 2004



    Information


    PHẦN I - MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    1.1. Đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa (CNH), hiện
    đại hóa (HĐH) nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
    bằng, dân chủ và văn minh.
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một cuộc cách mạng về khoa học, kỹ
    thuật và công nghệ (KH KT & CN) đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ
    chuyên môn cao, có trình độ tay nghề vững vàng. Đòi hỏi này chỉ có thể giải
    quyết và đáp ứng trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục. Có thể phát triển
    giáo dục bằng nhiều con đường, nhiều chủ trương. Xuất phát từ quan điểm
    giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, Đảng và Nhà nước ta coi xã
    hội hóa (XHH) giáo dục là một chủ trương lớn nhằm tạo điều kiện cho mọi
    người dân được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề,
    đồng thời “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên mọi tầng lớp nhân
    dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân” (TL.8-trang 61).

    1.2. Trong gần 20 năm qua, công tác XHH giáo dục được triển khai rộng
    khắp và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức và trách nhiệm của ba lực
    lượng trong hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức đoàn
    thể xã hội) và của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân
    (GDQD) được nâng cao và sâu sắc hơn. Cơ hội và điều kiện học tập, nâng cao
    chuyên môn, tay nghề của người dân nhiều hơn, thuận lợi hơn. Giáo dục đã
    hướng đến phục vụ nhu cầu về KHKT&CN, về lực lượng lao động có tay
    nghề của các lĩnh vực kinh tế xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, công tác XHH giáo
    dục còn có những hạn chế, khiếm khuyết. Có những khiếm khuyết do nhận
    thức của các lực lượng trong hệ thống chính trị và của người dân về XHH
    giáo dục chưa đầy đủ, chưa sâu. Chưa xuất phát từ lòng dân (xem phần
    đánh giá của Bộ GD&ĐT, TL 1.).
    Xuất phát từ nhiệm vụ của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân
    lực, bồi dưỡng nhân tài” trong đó nhiệm vụ thứ hai là chủ yếu, theo chúng tôi
    cần phải lưu ý đến một khiếm khuyết ít được nói đến, đó là công tác XHH
    giáo dục thời gian qua đã quá chú trọng đến các bậc giáo dục thấp (giáo
    dục mầm non, giáo dục phổ thông), mà chưa quan tâm đúng mức đến các
    bậc giáo dục cao (giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học)
    – những bậc giáo dục trực tiếp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động có
    chuyên môn, có tay nghề phục vụ cho các lĩnh vực KT – XH.
    Từ đây nảy sinh một thực tế: Đội ngũ lao động qua đào tạo nghề của
    nước ta quá thấp, chỉ có 15% bình quân cả nước, trong đó chỉ 0,5% đội ngũ
    lao động có trình độ cao. Vì thế, có thể khẳng định rằng nhiệm vụ thứ hai
    (đào tạo nhân lực) của ngành giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của các
    lĩnh vực kinh tê xã hội. Từ đây, một đòi hỏi bức thiết đặt ra: cần mở rộng hệ
    thống trường lớp đào tạo nghề cho đội ngũ lao động, trong đó phải ưu tiên
    mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới các trường đào tạo công nhân kỹ thuật
    (CNKT) và trường trung học chuyên nghiệp (THCN).
    Để giải quyết đòi hỏi bức thiết đặt ra, song song với việc mở các trường
    thuộc loại hình công lập, cần phát triển mạnh mẽ các trường thuộc loại hình
    bán công, dân lập, tư thục trên cơ sở của chủ trương XHH giáo dục.

    1.3. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đã triển
    khai mạnh mẽ chủ trương XHH giáo dục. Một loạt trường phổ thông các cấp
    được nâng cấp, chỉnh trang. Như: trường PTTH Nguyễn Hiền (Q.11), Nguyễn
    Thượng Hiền (Q.TB), trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, PTTH Bán công
    Maria Quire (Q.3) ), một loạt trường bán công, dân lập, tư thục được ra đời
    ở các bậc giáo dục như: trường PTTH dân lập cấp 2-3 Nguyễn Khuyến
    (Q.TB), PTTH dân lập Ngôi Sao (Q. 6), trường PTTH Tư thục Hồng Đức (Q.
    TB), PTTH Tư thục Ngô Thời Nhiệm (Q. 3), PTTH dân lập Trương Vĩnh Ký
    (Q. 11), PTTH dân lập Đăng Khoa (Q. 1) trường tiểu học dân lập Nam Sài
    Gòn, trường tiểu học dân lập Hướng Dương, trường tiểu học Sài Gòn và
    trên 300 trường mầm non tư thục, dân lập và các nhóm trẻ gia đình
    Ở bậc cao đẳng và đại học có các trường Đại học bán công Tôn Đức
    Thắng, trường Cao đẳng bán công Hoa Sen , Đại học dân lập Kỹ thuật -
    Công nghệ T.P. Hồ Chí Minh, Đại học dân lập Văn Lang, Đại học dân lập
    Hùng Vương, Đại học dân lập Hồng Bàng, Đại học dân lập Văn Hiến, Đại
    học dân lập Tin học – Ngoại ngữ là những minh chứng sinh động.
    Công tác XHH giáo dục của T.P. Hồ Chí Minh cũng có những hạn chế,
    khiếm khuyết như nhiều địa phương khác trong cả nước đã nêu ở trên. Nhưng
    có điều đáng nói là ở T.P. Hồ Chí Minh đang có một nghịch lý: Tiềm lực kinh
    tế của TP. Hồ Chí Minh rất mạnh. Thành phố cũng đưa ra những chủ trương,
    biện pháp rất thông thoáng, khuyến khích các đơn vị, tổ chức đoàn thể xã hội
    và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào giáo dục TP. Hồ Chí Minh có số
    lượng trường đào tạo nghề, trường THCN, Cao Đẳng, Đại Học với tất cả các
    hình thức công lập, bán công, dân lập, tư thục rất lớn, chỉ sau T.P. Hà Nội.
    Thế nhưng, tất cả các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nhà
    máy, xí nghiệp và công ty ở T.P. Hồ Chí Minh đều đang thiếu khá trầm
    trọng lực lượng đã qua đào tạo, có tay nghề.
    Vì sao có nghịch lý ấy? Có thể có nhiều nguyên nhân, trong đó có
    nguyên nhân về phương diện quản lý. Trong quá trình đào tạo, tất cả các
    trường đào tạo CNKT, THCN, CĐ, ĐH, nhất là các trường thuộc loại hình
    dân lập, tư thục, bán công đang gặp rất nhiều khó khăn về đất đai, về nguồn
    vốn nhưng các cấp chính quyền của T.P. Hồ Chí Minh hoặc chưa quan tâm
    đúng mức, hoặc chưa có một cơ chế phù hợp để quản lý các trường này. Vấn
    đề đặt ra là: Cần phải có những giải pháp mới sao cho phù hợp nhằm phát huy
    vai trò của các trường đào tạo nghề – loại hình trường trực tiếp đào tạo kiến
    thức chuyên môn và nâng cao tay nghề cho người lao động.
    Với đề tài “Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề đến năm 2010 (trên cứ
    liệu các trường Trung học chuyên nghiệp của T.P. Hồ Chí Minh)” chúng
    tôi mong muốn góp phần giải quyết phần nào vấn đề đặt ra.

    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

    2.1 Từ khi nghị quyết 90/CP của Chính phủ được ban hành, vấn đề XHH
    các lĩnh vực XH nói chung và XHH giáo dục nói riêng, đã được xã hội quan
    tâm. Đã có nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến
    sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, đề cập đến vấn đề này, nhất là XHH giáo
    dục phổ thông, có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng về XHH hoạt động
    đào tạo nghề thì mới chỉ là những bài báo, những bài phát biểu trong các Hội
    nghị, Hội thảo chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào cụ thể. Và có lẽ ba
    công trình đã đề cập nhiều nhất đến các khía cạnh về XHH giáo dục, văn hóa
    là công trình “XHH hoạt động văn hóa” (TL.35) do Viện văn hóa tập hợp và
    “Công trình XHH công tác giáo dục” do GS-TS Phạm Minh Hạc tổng chủ
    biên (TL.19) và công trình “XHH giáo dục ở TP. Hồ Chí Minh – Quan niệm,
    thực trạng và giải pháp” do PGS.TS. Trần Tuấn Lộ chủ biên (TL.33).

    2.2. Riêng ở lĩnh vực giáo dục, hàng loạt vấn đề về XHH giáo dục đã
    được đề cập. Có những vấn đề chung, mang tính chất lý luận, chẳng hạn:
    – Vấn đề khái niệm, mục đích, nội dung về XHH giáo dục.
    – Vấn đề mối quan hệ giữa XHH giáo dục với chấn hưng giáo dục và
    phát triển KT-XH.
    – Vấn đề vai trò của các lực lượng, các thành phần xã hội đối với XHH
    giáo dục.
    – v.v .
    (Xem TL.1, TL.14, TL.19, TL.33, TL.34)
    Có những vấn đề riêng, gắn với một khâu, một nội dung nào đó của giáo
    dục – đào tạo (GD-ĐT) nói chung hay gắn với một địa phương nào đó, chẳng
    hạn:
    – Tình hình XHH giáo dục ở các địa phương.
    – XHH giáo dục và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các lĩnh
    vực KT-XH.
    – Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho GD-ĐT.
    – Phát huy vai trò của Hội đồng Giáo dục các cấp, Hội phụ huynh học
    sinh.
    – Phát triển các loại hình học bổng, tài trợ cho học sinh, sinh viên,

    2.3 Số ý kiến trực tiếp bàn đến vấn đề XHH đối với công tác đào tạo
    nghề không nhiều. Tuy nhiên, những vấn đề được các tác giả đề cập không ít.
    Có một số vấn đề cần được quan tâm:
    – Vấn đề cơ cấu lại hệ thống đào tạo nghề trong mối quan hệ với cơ cấu
    lại hệ thống giáo dục quốc dân, xóa bỏ tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” (Xin
    xem: Đinh Lan – cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân xóa bỏ mâu thuẫn
    “thừa thầy thiếu thợ”, Báo Sài gòn giải phóng, số ra ngày 07-06/2004)
    – Vấn đề gắn kết đào tạo nghề với yêu cầu của thị trường (Xin xem:
    Nhóm PV chuyên đề – “Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp” – gắn kết
    đào tạo nghề với yêu cầu của thị trường” – Báo Sài gòn giải phóng, số ra ngày
    31-05-2004, ngày 01 và 02-06-2004)
    – Vấn đề xây dựng mô hình đào tạo nghề trong doanh nghiệp (Xin xem:
    Hồng Nam – Báo ND, ngày 26-04-2004).
    – V.v .
    Đây là những vấn đề rất cần thiết đối với quá trình XHH hoạt động đào
    tạo nghề nhằm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục phục vụ cho các lĩnh
    vực KT-XH. Tuy nhiên, có một loạt vấn đề khác gắn với quá trình này chưa
    được đề cập, chẳng hạn:
    – Vai trò của các cơ quan nhà nước nói chung, ở một địa bàn cụ thể như
    Tp. Hồ Chí Minh đối với việc hỗ trợ cho hệ thống đào tạo nghề như thế nào?
    – Vấn đề điều tiết, phân bố hệ thống trường đào tạo nghề và các ngành
    nghề đào tạo như thế nào cho phù hợp cơ cấu kinh tế và cơ cấu nhân lực ở địa
    phương?
    - Làm gì và làm như thế nào để phát huy cao độ hiệu quả đào tạo của các
    loại hình trường đào tạo nghề?
    – Làm gì và làm như thế nào để huy động tối đa tiềm năng của lực lượng
    xã hội, của người dân để mở rộng và phát triển các loại hình đào tạo nghề?
    – v.v
    Chính những vấn đề chưa được đề cập này là một trong những thiếu sót
    và hạn chế của công tác XHH giáo dục thời gian qua (Xin xem phần 4 dưới
    đây). Và đấy cũng là những vấn đề cần được giải quyết khi đẩy mạnh XHH
    giáo dục trong thời gian tới ở T.P. Hồ Chí Minh.
    Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng góp phần giải quyết một số vấn
    đề vừa đề cập.

    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    Khi tiến hành đề tài đã lựa chọn, chúng tôi hướng tới 3 mục đích chính
    sau đây:
    Một là: Nêu lên nhu cầu bức thiết về KHKT & CN và về nguồn nhân lực
    phục vụ cho các lĩnh vực KT-XH trong quá trình CNH, HĐH đất nước nói
    chung, đối với việc phát triển KT-XH của T.P. Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó
    đặt ra vấn đề: Cần phải phát triển hệ thống đào tạo nghề nói chung, hệ thống
    trường THCN nói riêng trong quá trình XHH giáo dục.
    Hai là: Thông qua hệ thống trường THCN, nêu lên tình hình XHH hoạt
    động đào tạo nghề ở T.P. Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
    Ba là: Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh và nâng cao
    hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề cho T.P. Hồ Chí Minh trong
    thời gian tới.
    Ba mục đích này có quan hệ với nhau. Mục đích thứ nhất là cơ sở lý luận
    và mục đích thứ hai là cơ sở thực tiễn để đạt đến mục đích thứ ba.

    4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

    4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các trường THCN
    và các biện pháp thực hiện XHH đào tạo nghề cho các trường này.

    4.2. Khách thể nghiên cứu là: chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của
    các trường THCN ở T.P. Hồ Chí Minh.

    5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

    Nếu có những giải pháp tích cực, phù hợp, thì chắc chắn sẽ thúc đẩy
    mạnh mẽ được quá trình XHH hoạt động đào tạo nghề của Tp. Hồ Chí Minh.

    6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

    6.1. Hệ thống đào tạo nghề của cả nước nói chung, của T.P. Hồ Chí
    Minh nói riêng rất đa dạng về hình thức, nhiều cấp độ đào tạo và bồi dưỡng.
    Ở luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu hệ thống trường THCN ở T.P.
    Hồ Chí Minh (Bao gồm các trường THCN công lập, bán công, dân lập và tư
    thục đã được thành lập và đi vào hoạt động tính cho năm học 2003-2004)
    6.2. Những giải pháp đưa ra trong luận văn này có giá trị cho đến năm
    2010.

    7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:

    Theo thiển ý của chúng tôi luận văn này có ba đóng góp:
    Một là: Trình bày một cách rõ ràng hơn, hệ thống hơn cơ sở lý luận
    những vấn đề cơ bản về XHH giáo dục (Khái niệm, mục đích, phương thức,
    quan hệ, của XHH giáo dục). Tất nhiên, do dung lượng của một luận văn
    thạc sĩ, những vấn đề này chỉ được trình bày mang tính khái quát.
    Hai là: Nêu lên một cách khách quan thực trạng công tác XHH hoạt
    động đào tạo nghề ở T.P. Hồ Chí Minh thời gian qua, (thành tựu, hạn chế và
    những vấn đề đặt ra).
    Ba là: Đưa ra được một số giải pháp mang tính khả thi để đẩy mạnh và
    nâng cao hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề cho T.P. Hồ Chí
    Minh đến năm 2010.

    8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

    Đề tài xác định 3 mục nghiên cứu.
    Thứ nhất: Cơ sở lý luận của đề tài:
    Trong phần này, chúng tôi lần lượt làm rõ những vấn đề cơ bản về XHH
    giáo dục: Khái niệm về XHH và XHH giáo dục; mục đích phương hướng,
    quan hệ của XHH giáo dục; vai trò của các lực lượng trong hệ thống chính trị
    đối với XHH giáo dục.
    Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác XHH hoạt động
    đào tạo nghề của T.P. Hồ Chí Minh thời gian qua, chỉ ra một cách khách
    quan những thành tựu, tồn tại của công tác XHH hoạt động đào tạo nghề,
    những nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng ấy.
    Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi đẩy mạnh và nâng
    cao hiệu quả công tác XHH hoạt động đào tạo nghề cho T.P. Hồ Chí Minh.
    Trong điều kiện cho phép, một số giải pháp được mô hình hóa.

    9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    9.1. Phương pháp luận nghiên cứu:
    Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ
    Chí Minh về phát triển sự nghiệp giáo dục, chúng tôi nghiên cứu về XHH
    hoạt động đào tạo nghề của T.P. Hồ Chí Minh trong hai mối quan hệ biện
    chứng:
    – Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân
    vừa là chủ thể vừa là khách thể của sự phát triển giáo dục.
    – Giáo dục phải gắn chặt với KT-XH, phục vụ cho việc phát triển KT-
    XH của cả nước và của từng địa phương.

    9.2. Các phương pháp nghiên cứu:
    Khi triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
    – Phương pháp nghiên cứu : nghiên cứu tài liệu về XHH và XHH giáo
    dục, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục
    đào tạo nghề trong khối các trường THCN.
    – Phương pháp điều tra và phỏng vấn: Chúng tôi đã khảo sát 15 trường
    THCN, bằng phiếu điều tra là 8 trường và phỏng vấn cán bộ quản lý của
    cả 15 trường THCN. Với số phiếu phát ra là 150 phiếu và thu về 74
    phiếu.
    – Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học và phần mềm
    SPSS. for Windows 10.00.
    – Phương pháp mô hình hóa.
    Các phương pháp này có vai trò, vị trí khác nhau nhưng bổ trợ cho
    nhau khi chúng tôi tiến hành xử lý các tài liệu, cứ liệu và phân tích, đánh giá,
    luận giải từng vấn đề do đề tài đặt ra. Tùy từng chương, từng phần mà một
    hay một số phương pháp trên đây được sử dụng.

    10. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được tổ chức thành ba chương
    ứng với ba nội dung đã nêu, mỗi chương có nhiều phần.
    Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
    Chương 2: Thực trạng XHH hoạt động đào tạo nghề ở TP. Hồ Chí Minh
    thời gian qua
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác XHH hoạt động
    đào tạo nghề đối với các trường THCN của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...