Chuyên Đề Xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận 1 - Tp Hồ Chí Minh (45 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN I – TP.HCM

    1.1 THÀNH PHẦN VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

    1.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

    Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong hoạt động của con người, trong đó chủ yếu từ

    - 45.668 hộ gia đình;
    - 16 chợ;
    - 98 trường học (gồm trường mầm non, tiểu học, phổ thông trung học, đại học-cao đẳng – học viện và phòng giáo dục);
    - 482 cở sở khám chữa bệnh (gồm phòng mạch, hiệu thuốc, trung tâm y tế);
    - 242 cơ sở thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh (gồm may, làm đẹp, photocopy và in, dịch vụ internet, sửa và rửa xe, tiệm cầm đồ và tiệm vàng, cửa hàng và quán ăn – nước giải khát);
    - 101 văn phòng đại diện của các công ty và cơ quan hành chánh;
    - Các trung tâm giao dịch, khách sạn, nhà hàng, siêu thị.

    Số lượng các nguồn phát sinh CTRSH được trình bày trong Bảng 3.1.

    Bảng 3.1 Số lượng các nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn Quận 1
    [TABLE="width: 660"]
    [TR]
    [TD]Stt[/TD]
    [TD]Nguồn phát sinh[/TD]
    [TD]Số lượng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Hộ gia đình[/TD]
    [TD]45.668[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Chợ[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Trường học[/TD]
    [TD]98[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Trường mầm non[/TD]
    [TD]25[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Trường tiểu học[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Trường THCS[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Trường PTTH[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Trường Đại Học, Cao Đẳng[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- TT ngoại ngữ, TT dạy nghề, TT tin học[/TD]
    [TD]33[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Cơ sở khám chữa bệnh (phòng mạch, hiệu thuốc, Trung tâm y tế Quận, Trạm y tế phường)[/TD]
    [TD]482[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5[/TD]
    [TD]Dịch vụ kinh doanh (tiệm may, quán ăn giải khát, dịch vụ internet tiệm tạp hóa, tiệm uốn tóc, )[/TD]
    [TD]3.000[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6[/TD]
    [TD]Xí nghiệp, cơ sở sản xuất[/TD]
    [TD]348[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7[/TD]
    [TD]Cơ quan hành chánh, Văn phòng đại diện[/TD]
    [TD]101[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8[/TD]
    [TD]Trung tâm thương mại [/TD]
    [TD]360[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Trung tâm giao dịch[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Nhà hàng[/TD]
    [TD]108[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Khách sạn[/TD]
    [TD]146[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Du lịch[/TD]
    [TD]51[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Siêu thị[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]- Ngân hàng[/TD]
    [TD]33[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9[/TD]
    [TD]Các cơ sở thu mua phế liệu[/TD]
    [TD]07[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    3.1.2 Thành phần chất thải rắn

    Thành phần chất thải rắn (CTR) thay đổi tùy theo nguồn phát sinh. Cũng như nhiều đô thị, thành phố khác ở Việt Nam và thế giới, thành phần CTRSH của Quận 1 nói riêng và TP. HCM nói chung rất đa dạng, bao gồm khoảng 12 - 16 thành phần tùy thuộc vào đặc trưng của nguồn thải. Thành phần chất thải rắn có thể được liệt kê như sau:
    Thành phần chất thải rắn hộ gia đình

    Thành phần chất thải rắn hộ gia đình trình bày trong Bảng 3.2. Kết quả cho thấy, giá trị tỷ lệ rác thực phẩm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất.

    Bảng 3.2 Khối lượng riêng và thành phần chất thải rắn hộ gia đình

    4.1 XU HƯỚNG XÃ HỘI HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1

    Xu hướng xã hội hóa hệ thống quản lý CTR trên địa bàn quận 1 được thể hiện thông qua chương trình phân loại rác tại nguồn (PLRTN). Với chương trình này, hệ thống quản lý chất thải rắn được tách ra thành các thành phần rõ ràng hơn, đặc biệt lợi ích kinh tế của các thành phần tăng lên rõ rệt hấp dẫn sự đầu tư và tham gia quản lý của người dân. Bên cạnh đó, ý thức của người dân được nâng cao sẽ làm cho họ tự giác hơn trong công tác đóng góp phí thu gom và xử lý chất thải rắn, giảm gánh nặng cho ngân sách của thành phố. Hơn nữa, muốn chương trình này hoàn thành, Nhà Nước phải ban hành hàng loại các qui định và chính sách trong công tác quản lý, phí thu gom, chế độ thưởng phạt, giúp cho việc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn, nâng cao lòng tin của người dân.

    Chương trình dự kiến triển khai thành 3 giai đoạn:

    - Giai đoạn 1: tập huấn cho các cán bộ nòng cốt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về chương trình PLCTRTN cho các hộ dân thuộc 04 phường thí điểm. Thời gian thực hiện là 02 tháng ngay sau khi dự án được phê duyệt;
    - Giai đoạn 2: triển khai thực hiện thí điểm phân loại rác cho 4 phường điển hình: P. Bến Thành, P. Phạm Ngũ Lão và P. Nguyễn Cư Trinh và P. Đa Kao. Thời gian thực hiện là 06 tháng sau khi giai đoạn 1 kết thúc;
    - Giai đoạn 3: tuyên truyền cho các hộ dân thuộc 06 phường còn lại của Quận về chương trình PLCTRĐTTN. Thời gian là 04 tuần sau khi chương trình thí điểm của 4 phương kết thúc. Sau thời gian này, toàn Quận sẽ thực hiện chương trình PLCTRĐTTN đến cuối năm 2008.



    4.2.1 Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng tham gia chương trình

    v Tuyên truyền cho hộ dân

    Tuyên truyền cho tổ dân phố thuộc 4 phường thí điểm

    Việc tuyên truyền cho đối tượng hộ gia đình được thực hiện thông qua các cuộc họp tổ dân phố vào buổi tối. Người trực tiếp tuyên truyền là lực lượng Đoàn viên thanh niên với sự hỗ trợ của các Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố. Tất cả các tổ dân phố thuộc 4 phường thí điểm sẽ được hướng dẫn cách thức phân loại rác tại nguồn và kết hợp phát từ bướm của chương trình. Ngoài việc tuyên truyền bằng lời và cung cấp các tờ rơi cho người tham dự, các nhân viên tuyên truyền sẽ chiếu phim để tạo sự trực quan, sinh động trong buổi tuyên truyền.


    Khi chương trình tuyên truyền kết thúc và sau 2 tuần đầu đi vào hoạt động, các phường thí điểm sẽ tổ chức 1 buổi họp tổ dân phố với sự tham gia của lực lượng Đoàn viên nhằm lắng nghe những ý kiến phản hồi từ người dân trong 2 tuần thực hiện PLRTN. Qua buổi họp này, các Đoàn viên, Tổ trưởng và Tổ phó sẽ ghi nhận những vướng mắc, những khó khăn của người dân để có hướng khắc phục và hỗ trợ. Nếu có người dân nào còn chưa hiểu hoặc chưa nắm rõ việc PLRTN thì tuyên truyền viên sẽ kết hợp hướng dẫn họ thêm một lần nữa.

    v Tuyên truyền cho tổ dân phố thuộc các phường còn lại trên địa bàn Quận

    Chương trình tuyên truyền cho 6 phường còn lại sẽ tiến hành vào đầu tháng thứ sáu của chương trình thí điểm (lúc chuẩn bị kết thúc chương trình 6 tháng thí điểm và chuyển sang thự hiện đồng bộ trên toàn Quận). Thời gian tuyên truyền cho các phường còn lại cũng là 2 tuần, sau đó người dân sẽ đi vào thực hiện ngay. Tương tự như chương trình tuyên truyền cho 4 phường thí điểm nêu trên, sau 2 tuần triển khai thực hiện cũng sẽ tổ chức 1 buổi họp tổ dân phố có sự tham gia của các Đoàn viên.

    v Tuyên truyền cho các đối tượng khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...