Tiểu Luận Xã hội hóa dịch vụ y tế tại TPHCM - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong tất cả các chính sách phát triển đất nước thì chính sách xã hội hóa dịch vụ công cộng được xem chính sách mang tầm quan trọng chiến lược hành đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trong chính sách xã hội hóa dịch vụ công nói chung thì chính sách xã hội hóa y tế là chính sách được đưa vào một trong ba chính sách đi đầu của đất nước đó là giáo dục, y tế, văn hóa. Vì đây là chính sách phát triển đất nước trong thời kỳ mới – thời kỳ hội nhập nâng cao đời sống nhân dân cải thiện dịch vụ công cộng xã hội.
    Thực trạng xã hội hóa dịch vụ y tế hiện nay đang còn nhiều bất cập, cần có những phương hướng giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng của ngành mà chính sách của Đảng và Nhà nước là phương hướng giải quyết hàng đầu cho những tồ tại này. Tuy nhiên, những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra đã phù hợp và sát với thực tiễn hay chưa? Có mang lại hiệu quả hay không? Có được người dân và toàn thể xã hội ủng hộ hay không? . đó lại là một chuyện, một vấn đề khác. Chính vì lẽ đó, chúng tôi xin viết về đề tài “Xã hội hóa dịch vụ y tế – thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu và đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn, một cách nhìn sâu rộng hơn. Nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, chính sách phát triển y tế nói riêng và cụ thể hơn nữa là chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Và nhất là góp phần vào mục tiêu phát triển đất nước, xây dựng một tổ quốc xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh – một xã hội mà mọi người sống trong ấm no, hạnh phúc, đời sống được nâng cao nhất là trong việc chăm sóc sức khỏe.
    Đây không phải là một đề tài mới mẻ, tuy nhiên có nhiều vấn đề khó khăn trong lúc giải quyết, bên cạnh đó xã hội luôn luôn vận động và phát triển nên chính sách cũng như ngành y tế luôn thay đổi vì vậy khi phân tích không thể bỏ qua sai sót, kính mong quý giảng viên và bạn đọc có những đóng góp để cho bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!



    NỘI DUNG CHÍNH

    Trải qua các giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước và phát triển kinh tế xã hội, ngành Y tế đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
    Từ sau thời kỳ "Đổi mới", hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi: nhiều cơ sở điều trị thiếu kinh phí, quy định thu một phần viện phí, xoá bỏ bao cấp ở tuyến xã, hệ thống cung ứng chăm sóc y tế được đa dạng hóa với thành phần cung ứng thuốc và dịch vụ y tế tư nhân . “Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân” đã được ban hành năm 1993. Nhà nước cũng đã đưa ra các quy định về miễn giảm phí cho các đối tượng chính sách: người nghèo, người có công với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng . Ngày 21/8/1997 Chính phủ đã có “Nghị quyết 90/CP về phương hướng, chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục và y tế; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá thể thao”. Ngày 22 tháng 1 năm 2002, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Trong đó chỉ thị có nêu rõ trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc huy động xã hội tham gia xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
    Thực tiễn thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp chính sách bảo vệ sức khỏe nhân dân trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả nhất định. Đó là huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, là đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân tham gia vào nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ. Yếu tố con người là then chốt đã được đưa lên hàng đầu.
    Tuy nhiên, hoạt động của y tế cơ sở ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được như mong muốn. Nhu cầu và yêu cầu của người dân chưa được đáp ứng, đặc biệt đối với người nghèo và người dân ở các vùng sâu và vùng xa. Sự phân hoá giầu nghèo nhanh chóng đã giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người nghèo. Ngoài nguyên nhân về đầu tư kinh phí cho hạ tầng và trang thiết bị, có lúc, có nơi nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ bản chất và nội dung của xã hội hoá trong công tác chỉ đạo, điều hành chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vẫn còn một bộ phận nhân dân và lãnh đạo hiểu xã hội hóa y tế đơn giản chỉ là sự huy động đóng góp của nhân dân thông qua các chính sách về thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế. Không ít nơi hiểu xã hội hoá là thu tiền sử dụng máy móc, thiết bị y tế đắt tiền, máy đặc trị ("máy xã hội hoá"), là thu tiền giường bệnh ("giường bệnh xã hội hoá"), là tư nhân hoá các dịch vụ y tế .
    Việc nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động xã hội cho y tế nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết.
    I. NHẬN BIẾT VẤN ĐỀ
    Từ khi giải phóng đất nước năm 1975 đến nay, đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong đó có vấn đề về y tế, đặc biệt là chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế trong toàn lãnh thổ.
    Nhận biết vấn đề và phản ứng kịp thời là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia, mọi tổ chức và mọi cơ thể sống trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Thế nhưng, trên thực tế, không phải chủ thể nào cũng có được phẩm chất quan trọng đó. Vẫn thường xẩy ra những trường hợp sau đây:
    - Không nhận biết vấn đề đang phát sinh;
    - Nhận biết vấn đề quá chậm;
    - Hiểu sai vấn đề.
    Trường hợp thứ nhất là không phát hiện ra con bệnh; trường hợp thứ hai là phát hiện ra con bệnh quá muộn; trường hợp thứ ba là chẩn đoán sai bệnh. Hậu quả của các trường hợp này, có lẽ, đã rõ và ai cũng biết.
    Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những cách phản ứng của Nhà nước đối với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. "Làm luật phần nào đó cũng giống như bốc thuốc, phải hiểu đúng bệnh mới bốc đúng thuốc" (Vũ Mão –Tạp chí Cộng sản số 8-1995., 5-6.)
    Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có được một cơ chế và một hệ thống các tiêu chí tương đối phát triển và khoa học để nhận biết các vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống. Hiện nay, chúng ta nhận biết các vấn đề chủ yếu thông qua các số liệu thống kê (bỏ qua sự băn khoăn về mức độ chính xác của các số liệu này), báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng, báo cáo giám sát thanh tra bộ giáo y tế và ý kiến cử tri, dư luận xã hội, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khiếu nại và tố cáo của công dân, cũng như của phản ánh của bệnh nhân v.v . Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cho rằng các buổi thảo luận của bộ y tế tại Hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước và phương hướng, nhiệm vụ năm sau của đất nước mà cụ thể là thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa dịch vụ y tế là diễn đàn quan trọng hàng đầu để nhận biết các vấn đề đang được đặt ra đối với chúng ta. Tuy nhiên, cách thảo luận hiện nay vẫn còn tương đối dàn trải. Có lẽ, cần thảo luận tập trung hơn để làm rõ các vấn đề của đất nước.
    Sau khi đã làm rõ các vấn đề cũng cần có những công đoạn xử lý tiếp theo nữa mới biến được việc thảo luận của Bộ Y tế tại Hội trường thành một mắt xích có nghĩa trong quy trình ban hành các quyết định, chính sách của Nhà nước ta trong vấn đề y tế.
    Trong bước đầu tiên của công đoạn phân tích chính sách, khả năng phân biệt giữa hiện tượng và vấn đề là rất quan trọng. Trên thực tế, điều dễ thấy là các hiện tượng - các biểu hiện bề ngoài của vấn đề, chứ không phải vấn đề. Ví dụ, nhiều bệnh viện mở ra sao lại không có bệnh nhân mà có một số trường lại có quá nhiều người bệnh đến khám, đó chỉ là hiện tượng của vấn đề còn cụ thể là chất lượng khám chữa bệnh cũng như cơ sở vật chất trang thiết bị của các bệnh viện mới là vấn đề chính. Một ví dụ nữa là tôm, cá chết hàng loạt trên các sông, hồ chỉ là hiện tượng, còn ô nhiễm nước, có thể, mới là vấn đề. Tương tự, đầu tư trong nước rất thấp chỉ là hiện tượng. Vấn đề chính ở đây, theo chúng tôi, có thể, là vấn đề về lòng tin (sự lo lắng khi khám bệnh tại các bệnh viện không có uy tín hay mới mở, sợ phải đóng viện phí cao mà được khám, chữa bệnh đã đúng chuẩn chưa?). Ngoài ra, cũng có thể còn có một số vấn đề khác như nền kinh tế nước ta phát triển còn chậm, nhân dân còn nghèo, thị trường vốn không phát triển; kỹ năng đào tạo còn hạn chế; hệ thống thông tin không phát triển . Nếu giải pháp chúng ta đưa ra không nhằm vào việc giải quyết vấn đề nói trên, thì khó lòng thúc đẩy được sự phát triển của ngành Y tế.
    Xây dựng một chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế hướng trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với đất nước nói chung và ngành Y tế nói riêng trong quá trình phát triển là cách làm thiết thực và hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...