Luận Văn Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì – Hà Nội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì – Hà Nội
    LỜI NÓI ĐẦU​1. Lí do chọn đề tài
    Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của các quốc gia và cả thế giới. Sự phát triển kinh tế xã hội cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã đặt ra những yêu cầu bức xúc về quản lý chất thải sinh hoạt đô thị. Một trong những nội dung được Đảng và Nhà Nước hết sức quan tâm là hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt như thế nào để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo môi trường. Để giải quyết vấn đề này, nhiều địa phương đã tổ chức các mô hình thu gom và xử lý rác khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, thể hiện tính xã hội hóa cao.
    Thanh Trì là một huyện ngoại thành, nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Trì đã và đang từng bước chuyển mình phát triển kinh tế tập trung, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thu hút nhiều lao động tự do từ các vùng lân cận khiến cho mật độ dân số ngày càng cao làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải. Cùng với quá trình đô thị hóa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên quỹ đất bị thu hẹp dần, không còn đủ để phục vụ cho công tác chôn lấp rác tại chỗ. Thực tế rác thải chủ yếu đổ lộ thiên tại các hố đấu, ao, hồ, hoặc ven các trục đường giao thông gây mất vệ sinh môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân. Trước tình hình trên nhằm thực hiện tốt công tác duy trì vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe người dân, giữ gìn cảnh quan đô thị đồng thời thu hút khả năng và tiềm lực kinh tế của nhân dân về công tác vệ sinh môi trường, tôi đã quyết định chọn đề tài: Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì – Hà Nội.

    2. Phương pháp nghiên cứu:
    * Phương pháp điều tra thực địa: Thu thập thông tin cần thiết từ cơ quan chức năng (số liệu thống kê) kết hợp với việc quan sát thực tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì.
    * Phương pháp phân tích chi phí lợi ích:
    Trên cơ sở các kết quả có được do điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, phân tích và đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình.
    3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu
    - Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải trên địa bàn huyện Thanh Trì, đảm bảo thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
    - Nâng cao chất lượng môi trường và ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường của mọi người dân, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường trong lành tại khu dân cư. Tạo điều kiện cho người dân làm chủ, có trách nhiệm tham gia tích cực bảo vệ môi trường sống của mình và của cộng đồng.
    - Tận dụng một cách tốt nhất các cơ sở vật chất mà Nhà Nước đã đầu tư để phục vụ công tác thu gom và vận chuyển rác thải, giảm chi phí của ngân sách Nhà Nước cho công tác này.
    - Thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế vào các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
    - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đóng góp của nhân dân cùng với việc tham gia, giám sát quá trình thực hiện.
    - Đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần cho số lao động hiện đang làm công tác thu gom rác trên địa bàn huyện Thanh Trì.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Vì thời gian thực tập còn hạn chế nên em chỉ nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong các đợt vệ sinh phong trào và các mô hình cộng đồng tự quản thực hiện trên địa bàn huyện Thanh Trì.
    4. Kết cấu của đề tài
    Báo cáo chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 phần
    Phần 1: xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải
    Phần2: Hiện trạng công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Thanh Trì
    Phần 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện mô hình.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS. Lê Thu Hoa, cán bộ hướng dẫn Nguyễn Duy Thuận và tập thể cán bộ công nhân viên huyện Thanh Trì đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Phương pháp nghiên cứu: 2
    3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3.2. Phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Kết cấu của đề tài 3
    CHƯƠNG 1: XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ RÁC THẢI . 4
    1.1. Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường . 4
    1.1.1 Các quan niệm về xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường . 4
    1.1.2 Mục tiêu của xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường . 6
    1.1.2.1 Về mặt xã hội 6
    1.1.2.2. Về mặt kinh tế 6
    1.1.3. Nhiệm vụ của xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường . 8
    1.1.3.1. Phổ biến, giáo dục ý thức người dân trong công tác vệ sinh môi trường 8
    1.1.3.2. Khuyến khích và đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 8
    1.1.3.3. Lựa chọn mô hình quản lý xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 9
    1.1.3.4.Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa người dân và cơ chế chính sách trong xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường 9
    1.1.4. Hiệu quả của xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường . 10
    1.2 Quản lý rác thải 11
    1.2.1. Rác thải . 11
    1.2.2. Phân loại các nguồn phát sinh rác thải . 11
    1.2.3. Hiện trạng quản lý rác thải 12
    1.3. Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải . 13
    1.3.1. Khái niệm . 13
    [I]1.3.2. Các mô hình tham gia thực hiện xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường ở nước ta 14
    [I]1.3.2.1. Mô hình doanh nghiệp quốc doanh . 15
    [I]1.3.2.2. Mô hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 16
    [I]1.3.2.3 [I]Mô hình cộng đồng tự quản . 18
    [I]1.3.3. Bài học kinh nghiệm về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên thế giới cho Việt Nam . 20
    [I]1.3.3.1. [I]Trung Quốc . 21
    [I]1.3.3.2. Nhật Bản . 22
    1.4. Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải . 23
    [I]1.4.1. Về kinh tế 23
    [I]1.4.1.1. Chi phí thu gom 23
    [I]1.4.1.2. Chi phí vận chuyển 24
    [I]1.4.1.3. Chi phí xử lý 24
    [I]1.4.2. Về xã hội . 24
    [I]1.4.3. Về môi trường . 25
    CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ 26
    2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 26
    [I]2.1.1. Vị trí địa lý 26
    [I]2.1.2. Điều kiện tự nhiên 26
    [I]2.1.2.1 Địa hình . 26
    [I]2.1.2.2. Điều kiện khí hậu 27
    [I]2.1.2.3. Mạng lưới sông ngòi . 28
    2.2. Điều kiện kinh tế và xã hội 28
    [I]2.2.1. [I]Dân số và diện tích đất tự nhiên 28
    [I]2.2.2. [I]Tình hình phát triển kinh tế 30
    2.3. Cơ sở hạ tầng 31
    [I]2.3.1. [I]Hệ thống đường giao thông 31
    [I]2.3.2. [I]Nước sạch 32
    [I]2.3.3. [I]Điện nông thôn 32
    2.4. Y tế 32
    2.5. Hiện trạng phát sinh rác thải trên địa bàn huyện Thanh Trì . 33
    [I]2.5.1. Các thành phần môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện Thanh Trì đang bị ô nhiễm 33
    [I]2.5.1.1. Không khí bị đặc quánh bởi các cơ sở sản xuất kinh doanh 33
    [I]2.5.1.2. Ô nhiễm môi trường đất . 34
    [I]2.5.1.3. Ô nhiễm môi trường nước 35
    [I]2.5.2. Phát sinh chất thải rắn ở Huyện Thanh Trì 36
    [I]2.5.2.1. Phát sinh chất thải sinh hoạt . 37
    [I]2.5.2.2. Phát sinh chất thải xây dựng . 38
    [I]2.5.2.3. Phát sinh chất thải công nghiệp 38
    [I]2.5.2.4. Phát sinh chất thải bệnh viện 38
    2.6. Quản lý rác thải trên địa bàn huyện Thanh Trì 39
    [I]2.6.1. Mô hìmh thực hiện của huyện Thanh Trì về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải 39
    [I]2.6.2. Tình hình quản lý rác thải ở huyện Thanh Trì . 39
    [I]2.6.2.1. Thu gom rác thải . 39
    [I]2.6.2.2. Tổ chức vận chuyển rác thải 43
    [I]2.6.2.3. Tình hình xử lý rác thải . 44
    CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 46
    3.1. Về kinh tế . 46
    [I]3.1.1. Chi phí thu gom 46
    [I]3.1.2. Chi phí vận chuyển . 50
    [I]3.1.3. Chi phí xử lý 52
    3.2. Về xã hội . 53
    3.3. Về môi trường 53
    3.3. Một số giải pháp 54
    [I]3.3.1. [I]Giải pháp trưyền thông 54
    [I]3.2.2. Giải pháp thể chế 55
    [I]3.2.3. [I]Giải pháp kinh tế 56
    3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ 57
    3.4. Kiến nghị . 57
    [I]3.4.1. Đề xuất đối với tổ chức thu phí dịch vụ vệ sinh và hợp đồng dịch vụ 57
    [I]3.4.1.1 Tổ chức bộ phận thu tiền chống thất thu, thất thoát 57
    [I]3.4.1.2. Bố trí lao động 58
    [I]3.4.2. Nguyên tắc xác định mức thu phí . 58
    [I]3.4.3. Mức phạt đối với các hộ sản xuất kinh doanh, các cơ sở 58
    KẾT LUẬN 60
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
    PHỤ LỤC . 62
    [/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     
Đang tải...