Tiến Sĩ Xã hội dân sự với tư cách là không gian xã hội cho sự phát triển con người

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 10
    1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu xã hội dân sự 10
    1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển con người 17
    1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước 19
    1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu xã hội dân sự 19
    1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển con người 29
    Kết luận chương 1 31
    Chương 2. BẢN CHẤT CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
    CON NGƯỜI 33
    2.1 Quan niệm của Mác về bản chất con người 33
    2.1.1. Tiếp cận chỉnh thể 35
    2.1.2 Tiếp cận chỉnh thể và khái niệm bản chất loài của C.Mác 41
    2.1.3 Đặc trưng của sự phát triển con người 46
    2.2. Không gian xã hội và sự phát triển con người 51
    2.2.1 Sự sản xuất ra không gian xã hội 51
    2.2.2 Vai trò của không gian xã hội trong sự phát triển con người 55
    Kết luận chương 2 60
    Chương 3. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI DÂN SỰ
    VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 63
    3.1 Xã hội dân sự với tư cách là một không gian xã hội 63
    3.2. Cộng đồng chính trị và sự phát triển con người trong đời sống
    Hi Lạp cổ đại 65
    3.2.1 Sự hình thành cộng đồng chính trị 60
    3.2.2 Khác biệt giữa cộng đồng chính trị và lĩnh vực tư 66
    3.3. Xã hội dân sự, kinh tế thị trường, lĩnh vực công
    và sự phát triển con người 76
    3.3.1 Xã hội dân sự, kinh tế thị trường và phát triển con người 78
    3.3. 2 Xã hội dân sự, lĩnh vực công và phát triển con người 85
    3.3.2.1 Lĩnh vực công và công luận 87
    3.3.2.2. Lĩnh vực công và phát triển con người 91
    Kết luận chương 3 97
    Chương 4. TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO
    SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ PHÁT TRIỂN
    CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM 100
    4.1 Tiền đề tư tưởng cho sự phát triển con người và phát triển xã hội
    tại Việt Nam 101
    4.1.1.Tu thân Nho giáo và sự phát triển con người 105
    4.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người và
    phát triển xã hội 110
    4.2. Định hướng chính trị cho sự phát triển xã hội dân sự tại Việt nam 116
    4.2.1 Định hướng chính trị của Việt Nam 116
    4.2.2 Phát triển xã hội dân sự và phát huy quyền làm chủ của nhân dân 121
    Kết luận chương 4 125
    KẾT LUẬN 127
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 132
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, trên khắp thế giới, hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ngày càng góp phần quan trọng vào những nỗ lực nhằm đạt được Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên hiệp Quốc đề ra. Các tổ chức xã hội dân sự phối hợp với các chính phủ cùng hoạt động theo lộ trình tiến tới xây dựng một thế giới mà ở đó không còn nghèo đói, tất cả trẻ em được học hành, sức khoẻ của người dân được nâng cao, môi trường được duy trì bền vững và mọi người được hưởng tự do, công bằng và bình đẳng và đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách của các quốc gia. Trong bối cảnh quốc tế như vậy và với tư cách là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế mạnh mẽ và toàn diện với thế giới. Trong tiến trình hội nhập quốc tế đó Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức hết sức lớn lao. Để có thể tận dụng được thời cơ, vượt qua thách thức nhằm chủ động hội nhập với thế giới thì bên cạnh việc xây dựng một nhà nước pháp quyền mạnh và một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa năng động, thì sự hình thành và phát triển một xã hội dân sự phù hợp là một đòi hỏi tất yếu đối với nước ta hiện nay.
    Ở Việt Nam, mặc dù xã hội dân sự vẫn còn là một khái niệm gây nhiều tranh cãi, nhưng nhìn nhận dưới góc độ thực tiễn dân sự, thực tiễn mang tính truyền thống ở các cấp độ và lĩnh vực xã hội khác nhau, hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự là những hoạt động diễn ra trong các không gian xã hội (có tổ chức chính thức hoặc bán chính thức) thông qua đó người dân tự liên kết lại để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống cộng đồng và địa phương mà không cần đến sự can thiệp của nhà nước. Trong lịch sử phát triển của dân tộc thì các hình thức biểu hiện cụ thể của xã hội dân sự có thể nhận thấy không những trong hoạt động có tổ chức của nhóm, hội, phường mà còn trong các hoạt động không chính thức nảy sinh giữa những người dân cùng tồn tại trong một cộng đồng xã hội truyền thống. Đó có thể được coi là những thiết chế văn hóa đặc thù trong đời sống văn hóa của người Việt Nam mà chúng ta cần tính đến trong việc nghiên cứu về nét đặc trưng của xã hội dân sự Việt Nam. Trong giai đoạn hiện đại xã hội dân sự còn mang diện mạo các đoàn thể, hiệp hội bao gồm các tổ chức ngoài nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, độc lập về tài chính với thiết chế tổ chức đa dạng hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của cộng đồng.
    Xã hội dân sự tại Việt nam, như vậy, có thể tạm được hiểu là thực tiễn dân sự bao gồm các hoạt động ngoài gia đình và mạng lưới các đoàn thể, hiệp hội và các tổ chức ngoài nhà nước nhằm khai thác tiềm năng mọi nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Ở đây, không có sự tách biệt giữa nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự như thường thấy trong các định nghĩa về xã hội dân sự theo truyền thống của chủ nghĩa tự do của Phương Tây. Rõ ràng rằng trong quá trình thực hiện công cuộc Đổi mới, hàng loạt các tổ chức mang dáng dấp của xã hội dân sự đã ra đời và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. hiện nay việc xây dựng xã hội dân sự lành mạnh và phù hợp ở Việt Nam là cần thiết, có tính chất tất yếu, phù hợp với qui luật vận động, phát triển của đất nước. Việc xây dựng thành công xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
    Hơn thế nữa trong bối cảnh phát triển của Việt Nam hiện nay đang có những điều kiện cơ bản và hiện thực để xây dựng xã hội dân sự, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân vì dân nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững của đất nước ta thì Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Xã hội dân sự lành mạnh và phù hợp là những nhân tố chủ đạo quyết định sự thành công của công cuộc Đổi mới, giúp chúng ta đạt tới mục tiêu bao trùm và thể hiện bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu đó là bước tiến quan trọng để đạt tới một xã hội mà trong đó, như C.Mác đã nói, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người". Bởi vì đối với chúng ta phát triển con người không chỉ mục tiêu cụ thể của mỗi con người mà còn là mục tiêu tối thượng của cả hệ thống chính trị, của toàn bộ xã hội mà xã hội dân sự là một bộ phận quan trọng. Tính bền vững của sự phát triển của xã hội thể hiện qua chính sách phát triển xã hội nhận được sự đồng thuận và ủng hộ rộng rãi của nhân dân, phát huy được tối đa sự tham gia tích cực và chủ động của người dân.
    Nhận thức được điều này Đảng Cộng Sản Việt Nam từ đại hội VIII đã nhấn mạnh sự cần thiết phải quán triệt quan điểm “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền nhanh và bền vững” và “Tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người. Tư tưởng phát triển con người là nội dung xuyên suốt các kỳ đại hội Đảng sau này. Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020, như nhận xét của GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã “đưa ra một hệ quan điểm về phát triển. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh phát triển nhanh phải gắn liền với phát triển bền vững, khẳng định phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược” và điều đáng lưu ý là Chiến lược phát triển nhanh và bền vững đặc biệt coi trọng việc “phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển” (V67, tr. 6)[1]
    Cũng cần phải nói rằng ở nước ta hiện nay, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn thì việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 -2020. Xã hội dân sự có thể đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy thực hiện các khâu đột phá đó, đặc biệt là khâu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
    Tuy nhiên, việc xây dựng một xã hội dân sự mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa và đáp ứng được nhu cầu phát triển của Việt Nam hiện nay cần phải dựa trên cơ sở các nghiên cứu lý luận một cách hệ thống nhằm làm rõ bản chất của xã hội dân sự và quan trọng hơn là tạo cơ sở cho việc chủ động định hướng sự phát triển của xã hội dân sự nhằm khác phục những hạn chế và bất cập đồng thời phát huy tính tích cực của các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
    Trên phương diện lý luận, từ quan niệm duy vật biện chứng về sự phát triển lịch sử loài người của Mác, xã hội dân sự có thể được quan niệm như là một không gian xã hội của và cho sự phát triển con người, một không gian xã hội thể hiện tính sáng tạo và chủ động của con người trong tiến trình hiện thực hóa và nhận thức bản chất xã hội của mình. Tiếp cận Mác xít về sự phát triển con người và phát triển văn hóa còn cho chúng ta thấy rằng chính tính sáng tạo và chủ động của con người đã tạo ra sự đa dạng của các không gian xã hội trong lịch sử phát triển. Vì vậy xã hội dân sự, với vai trò là một không gian xã hội, một bộ phận hữu cơ cấu thành của một toàn thể hữu cơ sống động và phát triển, không phải là một khái niệm bất biến mà nội hàm và chức năng của xã hội dân sự luôn biến đổi cùng với sự hình thành và phát triển của các bối cảnh văn hóa và lịch sử cụ thể do chính con người tạo ra nhằm đáp ứng những mục đích phát triển cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau của lịch sử văn hóa và lịch sử nhân loại. Trong quan niệm của chúng tôi vì thế xã hội dân sự là một khái niệm mở, luôn biến động trong mối tương quan với sự phát triển của bản chất con người. Biện chứng giữa sự phát triển của xã hội dân sự và sự phát triển của con người thể hiện bản chất xã hội của con người: với tư cách là ‘sản phẩm’ của một nền văn hóa, một không gian xã hội cụ thể thì con người bị quy định bởi các không gian xã hội, “các hoàn cảnh xã hội” cụ thể nhưng mặt khác cũng chính con người với tư cách là những chủ thể xã hội là nhân tố kiến tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự biến đổi và phát triển của các không gian xã hội, “các hoàn cảnh xã hội” và chính trong hoạt động chủ động và sáng tạo của con người các không gian xã hội, “các hoàn cảnh xã hội” mới có thể biến đổi và phát triển.
    Nhìn nhận xã hội dân sự như là một khái niệm mở sẽ có thể giúp chúng ta hiểu được tính sáng tạo và chủ động của con người trong việc hiện thực hóa bản chất của mình trong những bối cảnh và điều kiện văn hóa lịch sử khác nhau. Trong bối cảnh phát triển lịch sử xã hội đặc thù của Việt Nam chúng tôi muốn khẳng định rằng Việt Nam đã có những tiền đề tư tưởng quan trọng cho sự phát triển một xã hội dân sự phù hợp, đáp ứng được những mục tiêu nhân văn của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng. Nói cụ thể hơn, theo quan điểm của chúng tôi thì tư tưởng tu thân của Nho giáo và đặc biệt là tư tưởng phát triển con người và phát triển xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã kế thừa một cách sáng tạo và có chọn lọc tinh hoa văn hóa của Phương Đông và các tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính là những nền tảng tư tưởng quan trọng cho sự hình thành và phát triển xã hội dân sự xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam. Hơn thế nữa, các tư tưởng về phát triển con người và phát triển xã hội của Hồ Chí Minh đã được Đảng cộng sản Việt Nam kế thừa và phát triển sáng tạo trong các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là trong giai doạn tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đến nay.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    Xuất phát từ cách tiếp cận mang tính triết học về phát triển con người và xã hội dân sự, mục đích mà chúng tôi đặt ra trong luận án này là luận giải xã hội dân sự với tư cách là không gian xã hội của (và cho) sự phát triển con người.
    Để thực hiện mục tiêu này, trong khuôn khổ luận án chúng tôi sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Làm rõ nội dung và phân tích mối liên hệ giữa các khái niệm cơ bản như chất con người, phát triển con người nhằm chỉ ra tính đặc thù trong sự phát triển con người.
    - Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự trong một số giai đoạn tiêu biểu của lịch sử phát triển xã hội phương Tây nhằm chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa thực tiễn phát triển của xã hội dân sự và phát triển con người.
    - Tìm hiểu và phân tích nền tảng tư tưởng cho sự phát triển con người và xã hội tại Việt Nam để làm sáng tỏ tính đặc thù của mô hình xã hội dân sự xã hội chủ nghĩa trong vai trò là không gian xã hội cho sự phát triển con người tại Việt Nam.
    3. Đối tượng nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là các khái niệm bản chất con người, phát triển con người, không gian xã hội và xã hội dân sự.
    Phạm vi nghiên cứu trong luận àn này là khái niệm xã hội dân sự trong mối liên hệ với sự phát triển con người. Chúng tôi tiếp cận xã hội dân sự từ khía cạnh phát triển con người. Xã hội dân sự chỉ được xem xét trong giới hạn là không gian xã hội cho sự phát triển con người. Các khía cạnh và các cách tiếp cận khác về xã hội dân sự sẽ chỉ được chúng tôi đề cập đến trong sự liên quan đến phát triển con người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...