Luận Văn X.A. Exenhin và Nguyễn Bính nhìn từ góc độ so sánh loại hình

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Xegây Alêchxanđrôvich Exenhin (1825 - 1925) là đại diện tiêu biểu của nền thi ca Nga đầu thế kỉ XX. Cả “đời người” và “đời thơ” đều rất trẻ, Exenhin đã để lại một khối lượng tác phẩm khá bề thế, gồm 9 tập thơ: Lễ cầu hồn - 1916, Đồng chí - 1917, Người đánh trống trời - 1918, Lễ biến hình - 1918, Miếu thờ hương thôn - 1918, Trinh bạch Gioocđani - 1918, Về nước Nga và cách mạng - 1945, Nước Nga xô viết - 1925; bốn bản trường ca: Bài ca về cuộc hành quân vĩ đại - 1924, Matxcơva quán rượu - 1925, Bài ca về hai mươi sáu - 1924, Anna Xnêghina -1925; Kịch Pugatsốp -1924; truyện dài: Bờ dốc - 1916; truyện ngắn: Người độc thân và đứa bạn - 1917; bút kí: Mirgôrôt sắt thép - 1923 Thơ Exenhin có sức hút lớn bởi nó chính là tiếng lòng ông, là tình yêu thẳm sâu của ông về đất nước con người Nga trong thời đại chuyển giao lịch sử.
    Trong dòng chảy ồn ào của lịch sử Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thơ Exenhin giống như một mạch nước ngầm, lúc dịu dàng êm dịu, lúc dữ dội. Tiếng thơ ấy vừa làm cho người ta đắm say, vừa làm cho người ta day dứt bởi trong nó không chỉ có hình ảnh của một làng quê yêu dấu, không chỉ có vóc dáng thân thương của người mẹ hiền , trong nó còn ẩn chứa tâm sự đau buồn của nhà thơ về cuộc đời và thân phận mình. Thơ ông đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ: là khúc nhạc buồn muôn thủa của đồng quê Nga, là sự nuối tiếc của một người Nga trước sự ra đi không trở lại của những giá trị văn hóa truyền thống, là lời tự thú của nhà thơ về những lầm lỗi của bản thân mình Tâm sự của Exenhin cũng là tâm sự chung của nhiều nhà thơ khác trên thế giới.
    Với đề tài: “X.A.Exenhin và Nguyễn Bính nhìn từ góc độ loại hình”, người viết muốn chỉ ra một vài khía cạnh về “lịch sử tâm hồn Nga” khi nước Nga bước vào “thời đại bão táp cách mạng đầu thế kỉ XX” mà Exenhin là một trong những chứng nhân của những biến chuyển lịch sử vĩ đại ấy, đồng thời, góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị thơ ca Exenhin trong lịch sử thơ ca Nga nói riêng và trong nền văn học thế giới nói chung.
    1.2. Sức mạnh của văn học nói chung, của thơ ca nói riêng không chỉ bó hẹp trong phạm vi một dân tộc, mà nó còn lan rộng trên toàn thế giới. Thơ Exenhin cũng vậy, đôi khi những tiếng lòng của riêng ông lại được tìm thấy trong thơ của nhiều nhà thơ khác. Khi mà việc nghiên cứu văn học theo phương pháp so sánh loại hình đang phát triển và có nhiều triển vọng thì việc đặt Exenhin và Nguyễn Bính bên cạnh nhau để thấy được những nét tương đồng và khác biệt là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Sự gặp gỡ ngẫu nhiên mà kì lạ giữa một hồn thơ Nga và một hồn thơ Việt cho thấy một biểu hiện khác của sự gặp gỡ Đông - Tây đã xuất hiện từ nhiều thập kỉ trước.
    1.3. Đã từ rất lâu, bài thơ “Thư gửi mẹ” của Exenhin được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông ở Việt Nam. Từ bài thơ này, thơ ông đã được biết đến nhiều hơn và để lại ấn tượng sâu hơn trong lòng bạn đọc. Là một giáo viên trong tương lai, chúng ta không thể không có một vài hiểu biết về một tác giả văn học nước ngoài lớn như Exenhin, càng không thể không thấy được mức độ ảnh hưởng của thơ ông đối với nền văn học nước nhà. Việc tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa Exenhin và Nguyễn Bính sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về mỗi nhà thơ, đồng thời thấy được những giá trị cao đẹp mà những tiếng thơ ấy mang lại.
    Từ những lí do trên, người viết đã lựa chọn nghiên cứu đề tài này với tất cả lòng say mê và tình yêu văn học của mình.
    2. Lịch sử vấn đề
    GS.Nguyễn Hải Hà đã có một nhận xét chính xác về đời người và đời thơ Exenhin: “Đời Exenhin lận đận và thơ Exenhin cũng long đong” [5,146]. Đúng là có một thời, nhiều người đã đánh giá không đúng mức về ông vì họ chỉ thấy cái bề ngoài có vẻ côn đồ của một tên du đãng, mà không thấy được cái ẩn ức cá nhân trong tâm hồn nhà thơ, chỉ thấy một vài những biểu hiện tiêu cực trong những vần thơ tự thú mà không thấy được cách ứng xử cao đẹp của nhân cách khi ăn năn hối lỗi một cách chân thành. Cái “có vẻ” và cái “một vài” kia không thể làm nên diện mạo tinh thần của một nhà thơ. Điều đáng để chúng ta trân trọng nâng niu chính là vẻ đẹp thuần khiết của làng quê Nga, tình yêu thẳm sâu đối với con người Nga, và những giá trị người cao cả mà ông đem đến trong thơ. Tất nhiên cũng không ít người rất đề cao Exenhin đã trao cho ông những lời hết sức đẹp đẽ, chẳng hạn: Exenhin là “chàng thiên thần của những mục đồng”, “nhà tiên tri của nông dân”, “người tình của những cây bạch dương, ca sĩ của đồng quê”, “người bạn thân của các con vật”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...