Luận Văn WTO bước ngoặc mới nền kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    WTO là tổ chức lớn của thế giới về thương mại thu hút nhiều nước gia nhập. Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác – bắt đầu thời kì mới với những cơ hội và thách thức dường như là gia vị trong bữa ăn mà thực khách là Việt Nam bắt buộc phải nếm thử. Việc gia nhập WTO giúp nhiều nước biết đến Việt Nam vốn là một đất nước nhỏ và qua đó thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Đây chính là bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

    Mặc dù đã trải qua hơn 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp. Gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và còn nhiều ảnh hưởng của thời kinh tế tập trung bao cấp.

    Tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập

    Đề tài: WTO bước ngoặc mới nền kinh tế Việt Nam

    Do đó, là sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trước một sự kiện quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta – gia nhập WTO, thì việc tìm hiểu những tác động của tổ chức này đối với nền kinh tế Việt Nam là hết sức cần thiết để trang bị thêm kiến thức trong việc góp phần tìm ra những giải pháp tối ưu cho nền kinh tế phù hợp với từng giai đoạn của đất nước.

    Mục lục

    -Lời cảm ơn.
    - Mục lục.
    - Nhận xét của giáo viên hướng dẫn và danh sách lớp.
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    3. Đối tượng nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    5. Phạm vi nghiên cứu.
    6. Kết quả nghiên cứu.
    PHẦN 2: NỘI DUNG
    Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
    1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
    2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
    2.1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area – FTA).
    2.2. Liên minh Thuế quan (Customs Union).
    2.3. Thị trường chung (Common Market).
    2.4. Liên minh kinh tế (Economic Union).
    2.5. Liên minh toàn diện (Comprehensive Union).
    3. Các đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế.
    4. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế.
    4.1. Tích cực
    4.2. Tiêu cực
    5. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.
    6. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức thương mại thế giới WTO.

    Chương II: Thực trạng của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.
    1. Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam.
    2. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trước khi gia nhập WTO.
    3. Thực trạng của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: được và mất.
    3.1. Tình hình kinh tế.
    3.1.1. Về thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế
    3.1.2. Về ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính.
    3.1.3. Về thể chế kinh tế.
    3.1.4. Tác động đến thị trường chứng khoán 2 năm sau WTO: “ Thuyền mới – gặp bão lớn”.
    3.1.4.1. “Được”
    3.1.4.2. “Mất”
    3.1.5. Tác động đến văn hóa xã hội.
    3.1.5.1. Về văn hóa.
    3.1.5.1.1. “Được”
    3.1.5.1.2. “Mất”
    3.1.5.2. Về xã hội.
    4. Những khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO.
    4.1. Khó khăn về trình độ phát triển.
    4.2. Bất lợi của người đi sau.
    4.3. Cạnh tranh với các nước đang phát triển và phát triển.
    4.4. Mâu thuẫn giữa năng lực thực thi và các cam kết.
    Chương III : Định hướng, giải pháp, kiến nghị để Việt Nam phát triển vững mạnh trong tổ chức WTO.
    1. Định hướng.
    2. Giải pháp.
    3. Kiến nghị.
    3.1. Đối với nhà nước.
    3.2. Đối với doanh nghiệp.
    PHẦN 3: KẾT LUẬN
    - Phụ lục.
    - Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...