Tiểu Luận WTO bước ngoặc mới của nền kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [​IMG]
    š&›
    -Lời cảm ơn.
    - Mục lục.
    - Nhận xét của giáo viên hướng dẫn và danh sách lớp.
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    3. Đối tượng nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    5. Phạm vi nghiên cứu.
    6. Kết quả nghiên cứu.
    PHẦN 2: NỘI DUNG
    Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
    1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
    2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
    2.1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area – FTA).
    2.2. Liên minh thuế quan (Customs Union).
    2.3. Thị trường chung (Common Market).
    2.4. Liên minh kinh tế (Economic Union).
    2.5. Liên minh toàn diện (Comprehensive Union).
    3. Các đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế.
    4. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế.
    4.1. Tích cực
    4.2. Tiêu cực
    5. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.
    6. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức thương mại thế giới WTO.

    Chương II: Thực trạng của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.
    1. Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam.
    2. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trước khi gia nhập WTO.
    3. Thực trạng của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: được và mất.
    3.1. Tình hình kinh tế.
    3.1.1. Về thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế
    3.1.2. Về ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính.
    3.1.3. Về thể chế kinh tế.
    3.1.4. Tác động đến thị trường chứng khoán 2 năm sau WTO: “ Thuyền mới – gặp bão lớn”.
    3.1.4.1. “Được”
    3.1.4.2. “Mất”
    3.1.5. Tác động đến văn hóa xã hội.
    3.1.5.1. Về văn hóa.
    3.1.5.1.1. “Được”
    3.1.5.1.2. “Mất”
    3.1.5.2. Về xã hội.
    4. Những khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO.
    4.1. Khó khăn về trình độ phát triển.
    4.2. Bất lợi của người đi sau.
    4.3. Cạnh tranh với các nước đang phát triển và phát triển.
    4.4. Mâu thuẫn giữa năng lực thực thi và các cam kết.
    Chương III : Định hướng, giải pháp, kiến nghị để Việt Nam phát triển vững mạnh trong tổ chức WTO.
    1. Định hướng.
    2. Giải pháp.
    3. Kiến nghị.
    3.1. Đối với nhà nước.
    3.2. Đối với doanh nghiệp.
    PHẦN 3: KẾT LUẬN
    - Phụ lục.
    - Tài liệu tham khảo.


    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.

    Chân thành nhận lời góp ý của giáo viên hướng dẫn :

    DANH SÁCH NHÓM
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Họ và tên
    [/TD]
    [TD]MSSV
    [/TD]
    [TD]Điểm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Văn Thích
    [/TD]
    [TD]0810419
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Hồ Văn Đạt
    [/TD]
    [TD]0811390
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Huỳnh Tấn Đạt
    [/TD]
    [TD]0810723
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Tấn Phát
    [/TD]
    [TD]0811365
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]Huỳnh Thị Ngọc Lệ
    [/TD]
    [TD]0811015
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]Bùi Thị Bích Huyền
    [/TD]
    [TD]0811022
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
    [/TD]
    [TD]0810916
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]Đặng Thị Kiều Diễm
    [/TD]
    [TD]0810226
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Thị Thùy Dương
    [/TD]
    [TD]0810337
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10
    [/TD]
    [TD]Đặng Hồ Phương Thoa

    [/TD]
    [TD]0809415
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]11
    [/TD]
    [TD]Huỳnh Mai
    [/TD]
    [TD]0809876
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    WTO là tổ chức lớn của thế giới về thương mại thu hút nhiều nước gia nhập. Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác – bắt đầu thời kì mới với những cơ hội và thách thức dường như là gia vị trong bữa ăn mà thực khách là Việt Nam bắt buộc phải nếm thử. Việc gia nhập WTO giúp nhiều nước biết đến Việt Nam vốn là một đất nước nhỏ và qua đó thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Đây chính là bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Mặc dù đã trải qua hơn 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp. Gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và còn nhiều ảnh hưởng của thời kinh tế tập trung bao cấp. Tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập
    Do đó, là sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trước một sự kiện quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta – gia nhập WTO, thì việc tìm hiểu những tác động của tổ chức này đối với nền kinh tế Việt Nam là hết sức cần thiết để trang bị thêm kiến thức trong việc góp phần tìm ra những giải pháp tối ưu cho nền kinh tế phù hợp với từng giai đoạn của đất nước.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO
    - Tìm hiểu những mặt hạn chế chưa giải quyết được của nền kinh tế nước ta.
    - Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình hình kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    - Nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tê quốc tế của Việt Nam.
    - Nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu chủ yếu được dựa trên phương pháp thu thập số liệu, tài liệu từ sách, báo điện tử, website có liên quan. Sau đó dùng phương pháp so sánh số liệu rồi đưa ra nhận xét và kết luận.
    5. Phạm vi nghiên cứu:
    Nội dung nghiên cứu của tiểu luận tập trung vào việc phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ trình bày sự hiểu biết của mình với đề tài từ năm 1986 đến nay.
    6. Kết quả nghiên cứu:
    Qua nghiên cứu và phân tích đề tài tiểu luận, chúng tôi thấy rằng đối với vấn đề Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO đòi hỏi những cải cách thay đổi rộng lớn, có ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động ngoại thương mà còn đến đầu tư, đến tăng trưởng kinh tế, đến thu nhập và đời sống nhân dân, đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thông qua đề tài chúng ta cũng biết thêm về nền kinh tế nước nhà dù chỉ trong giai đoạn ngắn nhưng cũng là nhưng thong tin cần thiết về sau này.

    PHẦN 2: NỘI DUNG

    Chương І: Cơ sở lí luận của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
    1.Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.
    Hội nhập kinh tế quốc tế hay liên kết kinh tế quốc tế ﴾international economic integeration﴿ là quá trình trong đó hai hay nhiều chính phủ kí với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lí chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước. Mức độ hội nhập tuy có khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm thuận lợi hóa và tự do hóa hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nước, góp phần sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn và nâng cao mức sống của người dân.
    â Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế:
    ç Tự do hóa lưu chuyển các yếu tố khác tham gia quá trình sản xuất kinh doanh như vốn, công nghệ, nhân công.
    ç Thực thi bảo hộ quyền sở hửu trí tuệ.
    çThực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.
    ç Thuận lợi hóa và tự do hóa việc đi lại của doanh nhân.
    ç Xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất và hợp chuẩn.
    ç Giải quyết các tranh chấp thương mai theo quy định quốc tế.
    2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
    2.1 Khu vực mậu dịch tự do ﴾Free Trade Area - FTA﴿:
    Khu vực mậu dịch tự do là giai đoạn thấp nhất của tiến trình hội nhập kinh tế. Ở giai đoạn này, các nền kinh tế thành viên tiến hành giảm và loại bỏ dần các hàng rào thuế quan, các hạn chế đinh lượng và các biện pháp phi quan thuế trong thương mại nội khối. Tuy nhiên, họ vẫn độc lập thực hiện chính sách thuế quan đối với các nước ngoài khối. Ví dụ: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ﴾ AFTA﴿ .
    2.2 Liên minh thuế quan ﴾Customs Union﴿.
    Liên minh thuế quan là giai đoạn tiếp theo trong tiến trình hội nhập.Tham

    gia vào liên minh thuế quan, các thành viên ngoài việc hoàn tất việc loại bỏ thuế quan và các hạn chế về số lương trong thương mại nội khối còn phải thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước ngoài khối. Ví dụ: Liên minh thuế quan Trung Phi ﴾UDEAC﴿ .
    2.3 Thị trường chung ﴾Common Market﴿.
    Thị trường chung là mô hình lien minh thuế quan cộng thêm với việc bãi bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyền các yếu tố sản xuất khác như vốn và lao động. Trong thị trường tự do không những hàng hóa, dịch vụ mà hầu hết các nguồn lực khác đều được tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Ví dụ: Thị trường chung các nước vùng Caribê.
    2.4 Liên minh kinh tế ﴾Economic Union﴿.
    Liên minh kinh tế là mô hình hội nhập ở giai đoạn cao dựa trên cơ sở mô hình thị trường chung cộng thêm việc phối hợp các chính sách kinh tế giữa các nước thành viên. Ví dụ: Liên minh châu Âu ﴾EU﴿.
    2.5 Liên minh toàn diện ﴾Comprehensive Union﴿.
    Liên minh toàn diện là giai đoạn cuối cùng của quá trình hội nhập. các thành viên thống nhất về chính trị và các lĩnh vực kinh tế. Các thành viên cùng nhau thỏa thuận về các vấn đề sau:
    ç Cùng nhau xây dựng một chính sách phát triển kinh tế chung cho toàn liên minh.
    ç Xây dựng một chính sách đối ngoại chung.
    ç Hình thành một đồng tiền chung.
    ç Quy đinh chính sách lưu thông tiền tệ cho toàn liên minh.
    ç Xây dựng một ngân hàng trung ương chung thay thế cho ngân hàng trung ương của các nước thành viên.
    ç Xây dựng một chính sách quan hệ tài chính, đối ngoại chung của liên minh với các nước ngoài liên minh và với các tổ chức tài chinh - tiền tệ quốc tế.
    3. Các đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế.
    ç Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là sự phát triển cao của phân công lao động quốc tế.

    ç Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là sự phối hơp mang tính chất liên
    quốc gia giữa hai hay nhiều nhà nước độc lập, có chủ quyền trong một hay nhiều nhà nước độc lập.
    ç Thứ ba, hội nhập kinh tế khu vực và song phương được xem như một giải pháp trung hòa giữa hai xu hướng đối lập nhau trên thị trường thế giới: xu hướng tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch.
    4. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế.
    4.1 Tích cực: Tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia.
    ç Tăng khả năng tiêu thụ hang hóa, dịch vụ ở mỗi quốc gia nhờ mở rộng thị trường ngoài nước.
    ç Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
    ç Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư của mỗi nước theo hướng chuyên môn hóa sản xuất.
    ç Thúc đẩy quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.
    ç Dỡ bỏ dần các rào cản về thuế quan, phi thuế quan giữa các thành viên.
    4.2 Tiêu cực: đặt ra những thách thức đối với mỗi quốc gia.
    ç Sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng hóa và doanh nghiệp của mỗi quốc gia.
    ç Xóa bỏ hàng rào thuế quan có nghĩa là các quốc gia sẽ mất đi nguồn thu ngân sách.
    ç Việc tiến hành cải cách và điều chỉnh cơ cấu kinh tế trước áp lực hội nhập đòi hỏi phải có một nguồn tài lực và vật lực rất lớn nên sẽ gây khó khăn cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển.
    ç Do có sự khác biệt về trình độ giữa các thành viên nên dễ tạo ra nguy cơ cho các nền kinh tế đang phát triển phải phụ thuộc nhiều về kinh tế vào một số trung tâm kinh tế chủ chốt.
    ç Các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống dễ bị xói mòn trong tiến trình hội nhập.
    ç Trong phạm vi toàn cầu, hội nhập kinh tế khu vực và song phương có thể dẫn tới mâu thuẫn giữa các khối kinh tế và mậu dịch với nhau, giữa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...