Chuyên Đề Vứt bỏ và mang theo

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vứt bỏ và mang theo

    Tiến trình hội nhập không chỉ là đương đầu với những thách thức bên ngoài mà còn phải mạnh dạn vứt bỏcái đáng vứt bỏ, mang theo những gì thật sự cần thiết để con tàu nhẹ lướt ra khơi. Vấn đề là vứt cái gì và mang theo cái gì .
    Vứt bỏ lối suy nghĩ thụ động
    Ngay từ trên ghế nhà trường, học sinh, sinh viên thường chờ thầy cô giáo giảng bài và làm theo các bài tập mẫu mà không chịu sáng tạo, đào sâu suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp học tập mới và phù hợp cho riêng mình (đến lớp ghi những gì thầy đọc, về nhà học những gì đã ghi, đi thi ghi lại những gì đã học).
    Ra trường và đi làm, nhiều người trong chúng ta vẫn còn giữ lối suy nghĩ cũ, thường ỷ lại và chờ đợi cấp trên giao việc và đốc thúc mà không hề sáng tạo trong công việc, táo bạo trong tư duy.
    Bản thân các DN VN cũng không mạnh dạn tự bứt khỏi nếp suy nghĩ thụ động trong kinh doanh. Rất nhiều DN chỉ bắt chước các mô hình hoạt động hoặc theo đuôi các DN khác mà không hề tạo được sự khác biệt, còn lúng túng và thụ động từ trong việc nghiên cứu thị trường đến khâu lập kế hoạch kinh doanh, kiểm soát để định vị mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
    Nhiều DN vẫn còn chậm chạp trong việc cải tổ, tái cấu trúc DN nhằm tạo bước đột phá, chưa chủ động tạo môi trường làm việc sáng tạo hấp dẫn để kích thích và động viên nhân viên của mình làm việc năng động, sáng tạo.
    Vứt bỏ tính không trung thực và vô trách nhiệm
    Con tàu đất nước sẽ đi về đâu khi mỗi học sinh không nỗ lực và có trách nhiệm trong học tập, gian lận trong thi cử, học giả bằng thật. Con tàu sẽ đi về đâu nếu chúng ta thờơ, thiếu trách nhiệm trong việc trao đổi, chia s kiến thức, kinh nghiệm giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, cao hơn nữa là sự chia sẻ tri thức, liên kết, hợp tác giữa các tổ chức để công việc chung, con tàu chung vận hành trôi chảy về mục tiêu chung.
    Và chúng ta sẽ đi về đâu khi mọi người vẫn đi theo triết lý “im lặng là vàng”? Trong các buổi họp, mọi người thường im lặng và nể nang, không dám nói lên sự thật hoặc góp ý thẳng thắn với nhau vì sợ mất lòng nhau; nhân viên sợ cấp trên “đì”, lãnh đạo bao che cấp dưới; một số tổ chức còn mang nặng tính chỉtrích, bới lông tìm vết để hạ thấp nhau, trả thù nhau.
    Cần mang theo những gì?
    Để con tàu bắt nhịp với tầm chung của thế giới, theo tôi, cần phải tìm ra lỗi trong hệ thống tổ chức của mình, từ đó tiến hành cải tổ, tái cấu trúc với tầm nhìn xa hơn, rộng hơn để thiết lập các chiến lược
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...