Thạc Sĩ Vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Hiện nay, khối lượng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản của Việt Nam đã kịch trần, khả năng tăng khối lượng xuất khẩu sẽ rất khó, điển hình như lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, . Hơn nữa, chúng ta còn chưa tạo được nguồn hàng cung cấp ổn định với số lượng lớn do vậy chưa đáp ứng được các đơn hàng nông sản nhập khẩu với số lượng lớn cho từng thị trường.
    Một vấn đề nữa là tuy Việt Nam đã từng bước đáp ứng được yêu cầu từ phía thị trường nhập khẩu, song, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng các lô hàng bị trả lại do không thể đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan kiểm dịch các nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Đó chính là các biện pháp kỹ thuật được sử dụng trong thương mại quốc tế. Về nguyên tắc thì các hàng rào kỹ thuật này là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ các lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh, . Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi vì chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống hàng rào kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển.
    Nước ta với lợi thế xuất khẩu hàng nông sản sang các nước phát triển trên thế giới ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng về hàng nông sản tươi và qua chế biến. Tuy hàng nông sản của nước ta đã từng bước đáp ứng được yêu cầu từ phía thị trường Nhật Bản, song, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu, . chúng ta vẫn chưa đáp ứng được.
    Do vậy để tạo được nguồn hàng cung cấp ổn định với số lượng lớn vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Nhật Bản, cần phải vượt qua được hàng rào kỹ thuật như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, Trong đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu về “Vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu về hàng rào kỹ thuật của quốc tế nói chung và Nhật Bản nói riêng đối với hàng nông sản xuất khẩu và tác động của nó đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản.
    Phân tích thực trạng thích nghi những rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian qua. Từ đó rút ra đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc thích nghi đối với những rào cản Nhật Bản đưa ra đối với hàng nông sản.
    Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu
    Nghiên cứu rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu rào cản kỹ thuật đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản như gạo, cà phê, hạt điều, thịt, rau quả. Nghiên cứu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam và thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản trong một số năm gần đây và kiến nghị các biện pháp vượt rào nhằm xuất khẩu hàng nông sản đến năm 2015 đối với một số mặt hàng chủ lực là gạo, cà phê, hạt điều, thịt, hoa quả dưới giác độ doanh nghiệp, Nhà nước với tư cách là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt rào cản.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Bài viết này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, . để luận giải, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận cho những vấn đề đặt ra trong đề tài.


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục bảng biểu và sơ đồ
    Tóm tắt luận văn

    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN NHẬP KHẨU
    1.1 Khái niệm và phân loại hàng rào kỹ thuật 4
    1.1.1 Khái niệm 4
    1.1.2 Phân loại hàng rào kỹ thuật 6
    1.1.2.1 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại 6
    1.1.2.2 Các biện pháp vệ sinh dịch tễ 11
    1.2 Quy định của Quốc tế và của Nhật Bản đối với hàng nông sản nhập khẩu 15
    1.2.1 Các quy định Quốc tế (WTO) đối với hàng nông sản nhập khẩu 15
    1.2.2 Quy định của Nhật Bản đối với hàng nông sản nhập khẩu 17
    1.3 Thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản 29
    1.3.1 Thuận lợi 30
    1.3.2 Khó khăn 34
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
    2.1 Khái quát thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian qua 38
    2.2 Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 44
    2.2.1 Văn hóa kinh doanh Nhật Bản 44
    2.2.1.1 Những nguyên nhân chính làm nên sự đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 44
    2.2.1.2 Nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 45
    2.2.1.3 Một điển hình về văn hoá kinh doanh: Ông Konosuke Matsushita 50
    2.2.1.4 Các qui tắc kinh doanh của Matsushita: Văn hóa kinh doanh Nhật Bản 52
    2.2.2 Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản 53
    2.2.2.1 Quy định về dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm 53
    2.2.2.2 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu 58
    2.2.2.3 Các quy định về nhãn sinh thái 63
    2.3 Đánh giá chung về khả năng thích ứng rào cản kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt nam sang Nhật Bản 64
    2.3.1 Những kết quả đạt được 65
    2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 66
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
    3.1 Dự báo những rào cản kỹ thuật mới của Nhật Bản đối với Việt Nam 70
    3.2 Triển vọng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật 73
    3.3 Các giải pháp chủ yếu để vượt rào cản kỹ thuật của Nhật để xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 75
    3.4.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 75
    3.3.1.1 Phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản, Việt Nam cần chủ động, tích cực tham gia vào quá trình hình thành các tiêu chuẩn quốc tế và nhanh chóng thống nhất hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá sản xuất tại Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá của Nhật Bản 75
    3.3.1.2 Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp 77
    3.4.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 80
    3.3.2.1 Đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản 80
    3.3.2.2 Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và Nhật Bản nhằm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ và môi trường 81
    3.3.2.3 Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của doanh nghiệp hướng về khách hàng nhằm đáp ứng được yêu cầu từ phía khách hàng, nhờ vậy có thể tiên đoán trước được những hàng rào kỹ thuật thương mại mới có thể phát sinh 82
    3.3.2.4 Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với phía đối tác Nhật Bản và mở rộng hệ thống phân phối hàng nông sản của doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản 83
    3.3.2.5 Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp để có thể hiểu biết, nắm rõ rào cản thương mại, từ đó đưa ra các biện pháp giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản đó 84


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    WTO World Trade Orgazination Tổ chức thương mại thế giới
    TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
    SPS Saniatary and Phytosanitary Standards Tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật
    HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
    JAS Japan Agricultural Standards Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản
    ISO 9000 International Organization for Standardization 9000 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng
    ISO 14000 International Organization for Standardization 14000 Quy định về bảo vệ môi trường
    SA 8000 Social Accountability 8000 Quy định về trách nhiệm xã hội
    USD United States Dollars Đồng Đô la Mỹ
    AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản
    VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản
    Luật VSTP Luật Vệ sinh thực phẩm

    DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

    Sơ đồ 1.1: Khái quát quá trình kiểm dịch thực vật của Nhật Bản 20
    Sơ đồ 1.2: Các thủ tục của quy định vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản 22
    Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản 38
    Bảng 2.2: Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 40
    Bảng 2.3: Tỷ trọng một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của Nhật Bản 41
    Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam 55
    Bảng 2.5: Tỷ trọng xuất khẩu điều Việt Nam sang Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam 56
    Bảng 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam 60
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...