Báo Cáo Vượt qua các rào cản kĩ thuật để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Liên minh châu Âu

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ RÀO CẢN KĨ THUẬT TẠI THỊ
    TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EUROPEAN UNION - EU) . . 7
    ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN . . 7
    1. Các khái niệm cơ bản về rào cản kỹ thuật : . . 7
    1.1. Giới thiệu về rào cản kĩ thuật tại thị trường EU: . . 7
    1.1.1. Các quan điểm về rào cản kĩ thuật tại thị trường EU: . 7
    1.1.2. Mục đích chung của việc thiết lập rào cản kĩ thuật tại thị trường EU: . . 9
    1.1.3. Xu hướng rào cản kỹ thuật trong những năm gần đây: . .11
    1.2. Giới thiệu về các mặt hàng nông sản chủ yếu: . .12
    1.2.1. Khái niệm: . .12
    1.2.2. Đặc điểm xuất khẩu của mặt hàng nông sản: . 1 4
    2. Những rào cản kĩ thuật đối với mặt hàng nông sản tại thị trường EU: . 1 5
    2.1. Những rào cản kỹ thuật chung đối với mặt hàng nông sản tại thị trường EU: . . 16
    2.2. Những rào cản kỹ thuật riêng của một số quốc gia trong Liên minh châu Âu đối
    với mặt hàng nông sản: . .2 0
    3. Tác động của rào cản kĩ thuật của thị trường EU đối với việc xuất khẩu nông
    sản của các nước đang phát triển vào thị trường này: . 2 0
    3.1. Một số nguyên tắc tác động cơ bản của hệ thống rào cản kỹ thuật: . .2 0
    3.2. Tác động tới giá hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU: . .21
    3.3. Tác động tới nhóm hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU: . .22
    3.4. Tác động tới cơ cấu mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU: . .2 2
    4. Kinh nghiệm đối phó hàng rào kỹ thuật tại EU đối với mặt hàng nông sản của
    một số nước đang phát triển: . . 23
    4.1. Trung Quốc: . 2 3
    4.2. Thái Lan: . .25
    4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. 3 1




    VII
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KĨ
    THUẬT TẠI THỊ TRƯỜNG EU TỚI VIỆC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA
    VIỆT NAM . .3 3
    1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU của các doanh
    nghiệp Việt Nam: . 3 3
    1.1. Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: . .33
    1.2. Các sản phẩm phái sinh: . .3 6
    1.3. Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: . .3 7
    2. Các chính sách vượt rào cản kĩ thuật, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU
    của các doanh nghiệp nông sản Việt Nam: . .3 9
    2.1. Các chính sách từ Chính phủ: . .39
    2.1.1. Các chính sách tài chính - tín dụng hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng
    nông sản: . 3 9
    2.1.2. Giải pháp về công tác tiếp thị, thâm nhập thị trường. 4 0
    2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp lý . 4 2
    2.1.4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng: . 4 3
    2.1.5. Đầu tư các công tác nghiên cứu các giống cây trồng hiệu quả. .44
    2.1.6. Đào tạo phát triển nguồn lực: . .4 5
    2.2. Các chính sách từ Doanh nghiệp: . .45
    2.2.1. Đầu tư xây dựng thương hiệu: . 4 5
    2.2.2. Đầu tư trang thiết bị chế biến và kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn EU và
    quốc tế . .47
    2.2.3. Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: . .47
    2.2.4. Xây dựng hệ thống nhân sự: . .4 8
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI RÀO
    CảN KỸ THUẬT DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG
    SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG EU. .5 0
    1. Quan điểm và định hướng thiết lập: . .50
    1.1. Quan điểm: . .50
    1.2. Mục tiêu: . .50




    VIII
    1.3. Định hướng: . 5 0
    2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với rào cản
    kỹ thuật dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam: . .5 2
    2.1. Đối với chính phủ: . .52
    2.1.1. Tăng cường hơn nữa đàm phán song phương, đa phương với Liên minh Châu Âu
    (EU): . . 52
    2.1.2. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó
    và vượt qua các rào cản môt trường: . 5 3
    2.1.3. Nâng cao hiệu quả của hệ thống đại diện thương mại. đẩy mạnh hoạt động của
    các tham tán tại Liên minh Châu Âu (EU): . .54
    2.1.4. Nhanh chóng tham gia các Hiệp hội đối với từng mặt hàng nông sản cụ thể: 55
    2.1.5. Hoàn thiện chính sách thuế đối với các máy móc và nguyên liệu nguồn để sản
    xuất và chế biến nông sản: . .56
    2.1.6. Nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các rào cản
    kỹ thuật: . 57
    2.1.7. Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, kết hợp nâng cao năng lực pháp lý trong
    Thương mại quốc tế của Việt Nam: . 5 9
    2.1.8. Đa dạng hóa các hính thức đầu tư, thu hút nguồn vốn cho hoạt động sản xuất,
    tiêu thụ nông sản xuất khẩu và sử dụng vốn có hiệu quả: . 6 0
    2.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam: . .6 0
    2.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức xuất khẩu nông sản: . .6 1
    2.2.2. Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực của doanh nghiệp: . .62
    2.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường sự phối hợp với Nhà nước: . .6 6
    KẾT LUẬN . 6 7
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . .69




    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Năm 2011, hoạt động thương mại nông sản của EU chiếm tỷ trọng lớn trong
    thương mại nông sản thế giới. Do đó, EU là một trong những đối tác quan trọng
    trong thương mại nông sản giữa các nền kinh tế trên thế giới, đồng thời là thị trường
    mơ ước của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, trong đó không loại trừ các
    doanh nghiệp Việt Nam.
    Tuy nhiên, EU cũng được biết đến như một khu vực áp dụng các rào cản kỹ
    thuật nhiều nhất so với các quốc gia và khu vực trên thế giới. Đặc biệt sau cuộc
    khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2007 và cuộc khủng
    hoảng nợ công tại châu Âu vừa qua, EU là khu vực điển hình có xu hướng tăng
    cường áp dụng các rào cản thương mại nhằm bảo hộ thị trường và sản xuất trong
    nước dưới nhiều hình thức khác nhau và đảm bảo công ăn việc làm cho một số
    lượng người lao động1. Thực tế cũng cho thấy, bên cạnh những rào cản kỹ thuật
    được đặt ra từ trước, bắt đầu từ ngày 01/01/2010, các nhà xuất khẩu nông sản Việt
    Nam gặp phải nhiều thách thức hơn với hàng loạt những quy định mới mà một số
    đạo luật tại các thị trường XK chính của Việt Nam, đặc biệt là EU đã ban hành như:
    Những tiêu chuẩn REACH (quy định sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại của
    EU), Hiệp định FLEGT của EU về thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp
    pháp của lô hàng thông qua các bằng chứng gốc, chứng chỉ chất lượng EUREP
    GAP đối với mặt hàng rau quả tươi
    Trong khi đó, nông nghiệp lại là một trong những ngành thế mạnh của Việt
    Nam, đồng thời cung cấp việc làm cho gần 50% người lao động trên cả nước. Tính
    đến tháng 11 năm 2011, cả nước đã thu về khoảng 2 tỷ USD từ xuất khẩu nông lâm
    thủy sản, trong đó các mặt hàng nông sản chính đạt 895 triệu USD, tức gần 45%.
    Trong kim ngạch xuất khẩu năm 2011, tổng sản lượng nông nghiệp đã đem về
    1 Rào cản kỹ thuật của EU với xuất khẩu của Việt nam - http://en.infotv.vn/xuat-nhap-khau/thi-truong-
    xnk/50387-rao-can-ky-thuat-cua-eu-voi-xuat-khau-cua-viet-nam




    2
    doanh thu 13,7 tỷ USD2 , chiếm 14,27% tổng sản lượng xuất khẩu (96 tỷ USD3).
    Trong khi đó, EU luôn là bạn hàng quan trọng đối với mặt hàng nông sản Việt Nam,
    chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ (Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
    sang EU đạt 16,5 tỷ USD, chiếm 17,188% tổng kim ngạch xuất khẩu). Trong Chiến
    lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Thủ tướng Chính Phủ cũng đã nhấn
    mạnh “ phải hết sức coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nông nghiệp
    trong việc ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống nông
    dân.”
    Trên thực tế, chất lượng hàng nông sản Việt Nam đã và đang ngày càng được
    nâng cao, chỗ đứng của mặt hàng này trên thị trường trong và ngoài nước cũng dần
    có vị thế hơn. Song do tính chất nghiêm ngặt, phức tạp và gia tăng của các rào cản
    kỹ thuật tại thị trường EU, việc đối phó và vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với
    mặt hàng nông sản đang là vấn đề không mới mẻ nhưng vẫn hết sức khó khăn đối
    với các doanh nghiệp trong ngành của Việt Nam.
    Trước những thực tế đó, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tại thị
    trường Liên minh châu Âu đòi hỏi phải có sự nhìn nhận toàn diện về những rào cản
    kĩ thuật tại thị trường này mà mặt hàng nông sản Việt Nam có thể gặp phải trong
    quá trình xuất khẩu. Chỉ trên cơ sở nắm rõ các tiêu chuẩn, qui định kỹ thuật mà thị
    trường EU dành cho nông sản Việt Nam, ta mới có cơ sở rõ ràng trong đàm phán,
    yêu cầu đối tác mở cửa thị trường, đồng thời xây dựng được hệ thống các giải pháp
    thích hợp để vượt được rào cản, nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Tổng hợp các nội dung
    trên, nhóm đề tài quyết định chọn: “Vượt qua các rào cản kĩ thuật để thúc đẩy xuất
    khẩu nông sản sang Liên minh châu Âu
    ” làm nội dung đề tài nghiên cứu.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
    Do xác định nông nghiệp là ngành dù đã có bề dày phát triển nhưng đầu ra
    của mặt hàng nông sản vẫn chưa được ổn định, việc sản xuất trong nước còn manh
    2 Xuất khẩu nông sản cả năm 25 tỉ đô la , HN, 30/12/2011 ,
    http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/68814/
    3 Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 96 tỷ đô la , Cục thông tin đối ngoại , 04/01/2012 ,
    http://www.vietnam.vn/c1002n20120104163751671/nam-2011-kim-ngach-xuat-khau-cua-viet-nam-dat-
    hon-96-ty-usd.htm




    3
    mún, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên trong khi đó việc xuất khẩu mặt hàng này
    ngày càng gặp nhiều rào cản. Do vậy, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học
    nhằm đưa ra một số giải pháp cải thiện vấn đề này và tìm ra hướng đi đúng cho xuất
    khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Cụ thể kể đến một số nghiên cứu
    như sau: Nghiên cứu khoa học của các Bộ, Ngành, các nhà Khoa học đã nghiên cứu
    những vấn đề lớn về Rào cản phi thuế quan như của PGS.TS Đinh Văn Thành
    (2005) trong cuốn “Nghiên cứu các rào cản trong TMQT và đề xuất các giải pháp
    đối với Việt Nam.” hay TS. Đào Thị Thu Giang (ĐH KTQD) với luận án: “Các biện
    pháp vượt rào cản phi thuế quan trong Thương Mại Quốc Tế nhằm đẩy mạnh xuất
    khẩu hàng hóa của Việt Nam.”.
    Ngoài ra, còn các nghiên cứu đi sâu vào các rào cản phi thuế quan đối với
    mặt hàng nông sản như “Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong
    TMQT” cũng của PGS.TS Đinh Văn Thành (2005) và “Nông Lâm sản Việt Nam -
    Tiếp cận thị trường EU và Hoa Kỳ: Thực trạng - Cơ hội - Thách thức” của TS.
    Cao Vĩnh Hải, Hội Thảo GAP 22/7/2008.
    Cuối cùng, trong việc tìm ra giải pháp vượt rào cản, thúc đẩy xuất khẩu hàng
    hóa Việt Nam, cũng có nhiều nhà khoa học đưa ra nghiên cứu của mình, trong đó,
    phải kể đến: công trình nghiên cứu cấp bộ “Giải pháp đẩy mạnh Xuất Khẩu Hàng
    hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu” của PGS.TS Vũ Chí Lộc, Trưởng Khoa
    Sau Đại học, Đại học Ngoại Thương, NXB Lý luận Chính trị, 2004.
    Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nhóm đề tài nhận thấy các nghiên cứu
    trên mới đi nghiên cứu chung về các rào cản phi thuế quan, chưa đi vào một loại rào
    cản cụ thể, hoặc chưa tập trung vào rào cản đối với mặt hàng nông sản tại một thị
    trường cụ thể như thị trường Liên minh châu Âu, cũng như đưa ra những giải pháp
    thực tế và cấp thiết để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU. Vì lí do
    đó, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích những rào cản kỹ thuật
    mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU có thể gặp
    phải để từ đó giúp các doanh nghiệp có thể nhìn tổng quan đến chi tiết các rào cản
    kỹ thuật có thể gặp phải và có giải pháp vượt rào và xuất khẩu thuận lợi.




    4
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Đề tài sẽ làm rõ các luận cứ về rào cản kĩ thuật trên nhiều phương diện, và
    đặc biệt về rào cản kĩ thuật tại thị trường Liên minh châu Âu từ năm 2005 đến nay.
    Trên cơ sở phân tích các rào cản kĩ thuật thị trường EU đối với mặt hàng nông sản
    Việt Nam, nhóm đề tài sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng và hiệu quả của việc đối
    phó những rào cản kĩ thuật đó của doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, các giải pháp
    phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ và Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nhóm nghiên
    cứu xem xét kĩ lưỡng, và đưa ra nhằm tăng cường năng lực vượt rào của các Doanh
    nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam, nâng cao hiệu quả Xuất khẩu.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Do đối tượng nghiên cứu là các rào cản kĩ thuật của thị trường liên minh
    châu Âu, đề tài sẽ dựa trên hệ thống lý luận về rào cản kỹ thuật của các tổ chức
    quốc tế, đặc biệt là các lý luận và quy định trong khuôn khổ của WTO và EU.
    Đề tài cũng tổng hợp và sử dụng các dữ liệu thông tin thứ cấp trên cơ sở số
    liệu thống kê của Việt Nam cũng như của Tổ chức Thống kê Thương mại hàng hóa
    thế giới UN COMTRADE về tình hình thị trường, lượng hàng hóa xuất khẩu; cũng
    như dữ liệu thứ cấp của các nghiên cứu cùng chủ đề trước đó; từ đó đưa ra các so
    sánh, nhận xét định tính và suy luận nhằm phân tích tình hình xuất khẩu nông sản
    của Việt Nam vào thị trường EU trong bối cảnh các rào cản kỹ thuật tăng nhanh.
    Và để có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường
    EU đúng đắn và phù hợp, nếu việc phân tích các rào cản kỹ thuật là việc nghiên cứu
    bị động, phụ thuộc vào sự thay đổi chính sách của thị trường nhập khẩu thì việc chủ
    động nhìn nhận những điểm mạnh và những điểm hạn chế trong các chính sách từ
    phía Chính phủ và Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đối phó với các rào
    cản kỹ thuật để tiếp cân và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU sẽ
    được nhóm đề tài đi sâu nghiên cứu.
    5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:




    5
    Đối tượng nghiên cứu: chủ yếu là các rào cản kĩ thuật của thị trường liên
    minh châu Âu có tính chất bảo hộ cho nông nghiệp mà chủ yếu tập trung vào những
    hình thức rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Trên
    cơ sở đó, làm sáng tỏ những giải pháp hiện tại và khả thi trong tương lai nhằm
    chinh phục các rào cản đó.
    Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống các rào cản kỹ thuật rất đa dạng và biến đổi
    trong suốt thời gian qua, vì vậy, nhóm đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các rào cản kĩ
    thuật đối với mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU từ năm
    2005 đến nay.
    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến:
    Dựa trên tìm hiểu thực tế về thực trạng vượt rào cản kỹ thuật tại thị trường
    EU để xuất khẩu nông sản Việt Nam, nhóm đề tài mong muốn sẽ đạt được một số
    kết quả nghiên cứu sau:
    ­ Đề tài đưa ra một cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về các rào cản kĩ thuật
    mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể gặp phải khi thực hiện
    xuất khẩu vào thị trường EU; đồng thời làm rõ những đặc điểm nổi bật, cập nhật
    những thay đổi trong rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản tại thị trường EU.
    ­ Qua những khó khăn còn tồn tại, trả lời được câu hỏi: thực trạng xuất
    khẩu nông sản của Việt Nam vào EU như thế nào trong hoàn cảnh rào cản kỹ thuật
    gia tăng và hiện nay, Chính phủ và các doanh nghiệp đã làm được gì để khắc phục
    những khó khăn đó, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vượt rào, tiếp cận thị
    trường EU.
    ­ Từ đó, qua những nghiên cứu, nhóm đề tài muốn tập trung đưa ra và xây
    dựng một hệ thống các giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt
    Nam tăng cường khả năng ứng phó với các rào cản kĩ thuật.




    6
    7. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, Đề tài được kết cấu theo ba (03) chương
    như sau:
    Chương 1: Tổng quan chung về rào cản kỹ thuật tại thị trường Liên minh
    Châu Âu (European Union - EU) đối với mặt hàng nông sản.
    Chương 2: Thực trạng về sự ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật tại thị trường
    EU tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp tăng cường khả năng ứng phó với rào cản kỹ thuật
    dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam tại thị trường EU.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...