Chuyên Đề Vượt qua bẫy thu nhập trung bình cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu
    Chương 1 Hiệu quả cho vay hỗ trợ lãi suất: Từ chính sách đến thực thi
    PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn & TS. Trần Thị Thanh Tú 11
    Chương 2 Bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam và các khuyến nghị chính sách
    TS. Lê Quốc Hội 43
    Chương 3 Chính sách môi trường: Từ lý luận đến thực tiễn TS. Lê Hà Thanh & ThS. Vũ Thị Hoài Thu .71
    Chương 4 Tránh bẫy thu nhập trung bình: Đổi mới hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam
    GS. TS. Kenichi Ohno 107
    Chương 5 Nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam từ góc nhìn của doanh nghiệp
    ThS. Nguyễn Thị Xuân Thúy & TS. Phạm Trương Hoàng .147
    Chương 6 Già hóa dân số ở Việt Nam: Những thách thức đối với một nước có thu nhập trung bình
    TS. Giang Thanh Long 167

    LỜI NÓI ĐẦU
    Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ nhất qua
    tăng trưởng nhanh gắn với giảm tỷ lệ nghèo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó, nhiều hạn chế đã bộc lộ như hiệu quả đầu tư
    thấp; hạ tầng kỹ thuật ngày càng bất cập so với mức độ và nhu cầu phát triển kinh tế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường; hệ thống pháp luật và hành chính còn nhiều rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; hệ thống an sinh xã hội còn mỏng và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tốc độ tăng trưởng nhanh cũng làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội mới và ô nhiễm môi trường đáng lo ngại. Những hạn chế nêu trên cho thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong những năm qua còn chưa cao.
    Dù suy giảm kinh tế từ năm 2008 là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng phần lớn suy giảm đó vẫn là do những
    nguyên nhân nội tại của nền kinh tế. Vì thế, một câu hỏi ngày càng trở nên cấp thiết được nêu ra là trước diễn biến phức tạp của cuộc khủng
    hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu và bối cảnh cạnh tranh gay gắt hơn sau khủng hoảng, làm thế nào để tăng trưởng nhanh, bền vững đi liền với cải thiện năng suất, chất lượng cuộc sống của người dân trong giai đoạn tới ? Từ năm 2009, Việt Nam cũng chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới. Đây là cột mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Để quá trình phát triển không dừng lại ở mức thu nhập trung bình hay tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, ngay từ bây giờ chúng ta phải hành động bằng các chiến lược và tổ chức thực hiện đồng bộ để huy động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của nước ta về nguồn nhân lực và địa lý kinh tế. Để vươn cao hơn mức thu nhập trung bình, Việt Nam phải hoạch định con đường phát triển đất nước theo hướng duy trì tốc độ tăng trưởng cao một cách bền vững. Đặc biệt, Việt Nam cần có năng lực bao quát và tầm nhìn phát triển một cách phù hợp và triển khai hiệu quả các biện pháp nhằm thực hiện tầm nhìn ấy. Trên con đường đó, có nhiều khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua như cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt trên thị trường thế giới; phải gắn kết được tăng trưởng với bình đẳng; nâng cao chất lượng quản trị nhà nước; hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm công khai, minh
    bạch; kiểm soát, ngăn chặn những suy giảm và khủng hoảng mới; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các thị trường vốn; tự do hóa thương mại dịch vụ; mở rộng các hệ thống giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi phải nhìn nhận một cách toàn diện hơn bản chất của mô hình tăng trưởng nước ta, nhất là chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua để có đối sách kịp thời. Trong bối cảnh này, việc tiến hành nghiên cứu và đề xuất các chính sách cho Việt Nam vượt qua được “bẫy thu nhập trung bình” cũng như chỉ ra những thách thức có thể nảy sinh với một nước có thu nhập trung bình là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Hội thảo này nhằm đáp ứng một phần nhiệm vụ đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...