Tài liệu Vùng Quảng Bình thời tiền sử

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vùng Quảng Bình thời tiền sử


    Quảng Bình nằm trên giải đất phía Bắc miền Trung, có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, có dãy Hoành Sơn chạy từ Tây sang Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn (Lào) với đường biên giới dài 201,87km, phía Đông là biển đông với đường bờ biển dài 116,04 km. Nơi đây trong lịch sử đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm, nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư, nơi chứa đựng nhiều ảnh hưởng của nhiều nền văn minh.



    Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, vùng đất Quảng Bình có một bề dày văn hoá hàng nghìn năm, có nhiều dấu tích cư trú lâu đời của người tiền sử, từ thời đồ đá giữa, cách đây khoảng vạn năm. Các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước trước năm 1945, đã phát hiện được trên địa phận Quảng Bình nhiều di tích khảo cổ học. Năm 1926, nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện và khai quật nhiều di chỉ hang động ở miền Tây Quảng Bình, thuộc huyện Tuyên Hoá, qua đó cho thấy có sự tồn tại của nền văn hoá khảo cổ mang tên Hoà Bình ở vùng núi đá vôi này. Chủ nhân của văn hoá Hoà Bình trên đất Quảng Bình thời tiền sử sống trong các hang động, các mái đá. Họ thường chọn các hang đá, mái đá cao ráo, nhiều ánh sáng và gần nguồn nước, thức ăn chủ yếu của họ là ốc. Sinh sống trong các hang động ở miền thượng nguồn của Quảng Bình, theo mực nước thuỷ triều rút xuống, những người cổ men theo các triền sông có đất đai màu mỡ di cư xuống đồng bằng ven biển, khai phá đầm lầy, chinh phục thiên nhiên, xây dựng quê hương làng bản. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những di chỉ làng ven các dòng sông: di chỉ Cồn Nền nằm ở bờ Bắc sông Gianh chừng 200m, di chỉ Lệ Kỳ nằm sát một dòng sông cổ bị vùi lấp v.v . Tất cả đều theo dòng chảy của nước về kết tinh trong nền văn minh Bàu Tró. Đây là một địa điểm khảo cổ học vô cùng quan trọng có niên đại trên dưới 5.000 năm. Văn hoá Bàu Tró tiêu biểu cho thời kỳ đồ đá mới ở ven biển miền Trung. Bàu Tró được phát hiện vào năm 1923. Từ đó đến nay, công cuộc khai quật, nghiên cứu Bàu Tró càng được đẩy mạnh, mở ra nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu Quảng Bình thời tiền sử và người tiền sử Quảng Bình, cũng như vấn đề tiền Đông Sơn và tiền Sa Huỳnh; mối quan hệ qua lại của văn hoá hai miền qua văn hoá Bàu Tró. Đã có nhiều ý kiến cho rằng văn hoá Bàu Tró là một trong những cội nguồn nảy sinh văn hoá Đông Sơn phía Bắc và văn hoá Sa Huỳnh ở phía Nam. Nếu chủ nhân văn hoá Hoà Bình ở miền Tây Quảng Bình đã sáng tạo nên một nền văn hoá miền núi thì người Bàu Tró cũng tạo nên một nền văn hoá nước ở miền xuôi.


    Thành tựu vĩ đại của người Quảng Bình thời tiền sử là họ đã biết chế tạo những công cụ bằng đá salíc pha vẩy sét, một loại đá lửa làm công cụ lao động tốt nhất chưa hề thấy trong các văn hoá đá mới ở Việt Nam. Mặt khác, họ còn là chủ nhân của văn hoá gốm màu sớm nhất trên đất nước ta. Nó chứng tỏ cộng đồng người tiền sử Quảng Bình ngay từ đầu đã có một nền tảng kỹ thuật đồ đá, đồ gốm rất cao. Người Quảng Bình thời tiền sử từ văn hoá Hoà Bình đến văn hoá Bàu Tró luôn mang bản sắc riêng - bản sắc của vùng đất đầy nắng gió Lào, bản sắc của một cư dân có tính cần cù, chịu khó, bền bĩ được hình thành cách đây trên dưới vạn năm, là ngọn nguồn tạo nên bản sắc độc đáo: Văn hoá Quảng Bình trong bản sắc văn hoá Việt Nam.





     

    Các file đính kèm:

Đang tải...