Luận Văn Vùng đất Bến Tre trong các thế kỷ XVII - XIX

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Vùng đất Bến Tre trong các thế kỷ XVII - XIX

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    1. Lý do chọn đề tài:

    DẪN NHẬP



    Bến Tre là vùng đất gắn liền với quá trình lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ. Nơi đây, mỗi tên đất, tên người, mỗi xóm làng, hàng cây, bến nước ngày nay đều có một sự nối tiếp gắn liền với quá khứ xa xưa.


    Bến Tre ở trong lòng Nam Bộ, giữa đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất máu thịt của Việt Nam, cũng chính là nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên.


    Từ khi Bến Tre được hình thành, trên vùng đất này đã diễn ra nhiều thay đổi, người dân nơi đây đã làm nên nhiều kỳ tích bảo vệ và xây dựng quê hương.Vùng đất Bến Tre đã có một chiều dài lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân
    tộc.


    Đồng bằng sông Cửu Long có tầm quan trọng đặc biệt đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai, là đối tượng nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều ngành khoa học. Đây là một vùng đất mới giàu tiềm năng về mọi mặt, có lịch sử hình thành gắn liền với những giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc, một vùng đất còn được mệnh danh “vùng đất vàng” chứa đựng nhiều bí ẩn cần khám phá và khai thác, chứa đựng nhiều bài học quá khứ giúp chúng ta nhận thức được hiện tại và định hướng phát triển cho tương lai.


    Ở góc độ lịch sử, khoa học, việc nghiên cứu tổng thể về đồng bằng sông Cửu Long cần phải dựa trên nhận thức cụ thể về lịch sử của từng vùng. Mỗi vùng đất tạo nên một diện mạo, một sắc màu, làm nên một bức tranh lịch sử của cả đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói một cách hình ảnh rằng, với những nét riêng của mỗi vùng đất, làm nên vẻ đẹp toàn cảnh của đồng bằng sông Cửu Long, như dáng lá, màu hoa là vẻ đẹp của các nhánh cây trên cùng một cội. Bến Tre có mối quan hệ khăng khít lâu đời với nội vùng và ngoại vùng đồng bằng sông Cửu Long,vì vậy chúng tôi chọn Bến Tre làm địa bàn nghiên cứu cụ thể để có thêm những nhận thức mới về Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.


    Việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử của vùng đất cũng là một nhịp cầu gửi gắm tình cảm đối với quê hương. Qua luận văn này, chúng tôi hy vọng giúp thế hệ trẻ Bến Tre hiểu biết thêm về lịch sử hình thành của quê hương mình, về công cuộc khai phá xây dựng và bảo vệ vùng đất này của ông cha từ đời xưa. Hiểu biết để trân trọng và đền đáp công ơn của lớp người đi trước, những người đã đổ mồ hôi và cả xương máu để biến nơi này vốn hoang vu, bạt ngàn rừng rậm thành ruộng vườn trù phú xanh tươi, thành xóm làng đông vui no ấm Chúng tôi cũng mong lớp trẻ hiểu biết để thêm yêu quê hương, yêu xóm làng, gắn bó và có trách nhiệm với quê hương. Tìm về quá khứ, cội nguồn chính là thêm động lực tinh thần để củng cố bản lĩnh đấu tranh và sáng tạo, có thái độ đúng đắn và việc làm hữu ích để góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương mình.

    Với luận văn này, tôi cũng muốn khám phá kỹ hơn về một vùng đất vốn là xứ sở sông nước cù lao, để khẳng định sự đóng góp của cư dân nơi này vào lịch sử dân tộc và lịch sử Nam bộ.


    Tôi muốn tìm hiểu vùng đất này để góp phần dựng lại bức tranh của Bến Tre như một sắc màu của bức tranh về đất nước, dựa vào những nhận thức lịch sử, những tìm tòi khám phá và coi đây là món quà trân trọng dâng tặng quê hương yêu dấu của tôi.


    Với những lý do đó, tôi chọn đề tài luận văn là “Vùng đất Bến Tre trong các thế kỷ XVII - XIX”.


    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


    Với đối tượng nghiên cứu được nêu rõ trong tên đề tài, luận văn này sẽ tìm hiểu mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Bến Tre, góp phần dựng lại bức tranh toàn cảnh về đất và người Bến Tre trong suốt một chiều dài lịch sử, từ thế kỷ XVII khi bắt đầu có những bước chân khai phá của lưu dân người Việt ở vùng đất này, cho đến thế kỷ XIX, trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.


    Vùng đất ngày nay được gọi là Bến Tre vào thời chúa Nguyễn, đến khi thực dân Pháp xâm lược thuộc địa giới tỉnh Vĩnh Long. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu bức tranh toàn diện thuộc phạm vi không gian địa giới tỉnh Bến Tre ngày nay.


    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn sử liệu:


    3.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:


    Bến Tre được hình thành trong tiến trình lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ. Nguồn sử liệu và công trình nghiên cứu vùng đất Nam bộ rất phong phú, nhưng hầu như chưa có công trình chuyên khảo nào dựng lại bức tranh toàn cảnh của vùng đất Bến Tre từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX. Có thể điểm lại vài nét về nguồn tư liệu đã đề cặp tới Bến Tre như sau:


    Nguồn thư tịch cổ:


    Bộ sách Phủ biên tạp lục được Lê Quý Đôn (1726 – 1783) viết vào khoảng năm
    1776, khi ông được vua Lê phái đi trấn nhiệm Thuận Hoá và Quảng Nam. Lịch sử về vùng đất Bến Tre thời kỳ này được đề cập đến với tên gọi chung là vùng sông Tiền sông Hậu. Đây là nguồn thư tịch được viết vào thời điểm diễn ra công cuộc mở đất về phương Nam, có những dòng sử liệu rất quý về cảnh quan địa lý, tài nguyên, dân cư của Nam Bộ khi chưa khai phá, những biến động về kinh tế, chính trị và thành quả bước đầu của chính quyền chúa Nguyễn trong quá trình mở đất.


    Tác phẩm Gia Định thành thông chí do Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) được viết dưới triều vua Gia Long (1802 – 1820). Tác giả mô tả kỹ về núi sông Nam Bộ, nên có thể xem đây là cuốn sách địa lý, lịch sử đầu tiên về Nam Bộ. Vùng đất Bến Tre được đề cập đầu tiên trong mục “Trấn Vĩnh Thanh”. Bộ sách này có những tư liệu liên quan đến vùng đất Bến Tre về nhiều mặt: Vị trí, giới hạn, tên các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phong tục, tín ngưỡng, quần áo, nhà cửa, hội hè, tình hình làm ruộng lúa, tài nguyên sản

    vật, các đền chùa, các cầu chợ, đồn lũy Ngoài ra tác phẩm còn đề cập quá trình mở đất về phía Nam, việc bang giao với hai nước láng giềng Cao Miên, Xiêm La, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và việc Nguyễn Ánh khôi phục quyền thống trị của các chúa Nguyễn


    Bộ sách Đại Nam liệt truyện: gồm hai phần là Tiền biên và Chính biên, là công trình biên soạn của triều Nguyễn, cơ quan chịu trách nhiệm là Quốc sử quán triều Nguyễn. Bộ sách này ghi lại những sự kiện chủ yếu trong các triều vua, cung cấp những tư liệu quan trọng giúp chúng ta hiểu những nét đại cương nhất về mục đích, nội dung, chủ trương chính sách khẩn hoang dưới triều Nguyễn, cũng như những thành quả đạt được trong công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam bộ trong đó có Bến Tre.


    Bộ sách Minh Mệnh chính yếu , được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào năm 1837 gồm 26 quyển, nội dung ghi chép những việc làm thiết yếu dưới triều Minh Mệnh: Những chỉ vụ của vua, sinh hoạt cung đình, hình luật, lễ nhạc, ngoại giao, trị an, tiến trình và những chính sách khẩn hoang. Qua bộ sách này, tài liệu gốc về chính sách khẩn hoang, thuế, tổ chức cai trị Ở Nam bộ trong đó có Bến Tre được ghi chép kỹ càng, là nguồn tư liệu lịch sử cần thiết để tác giả luận văn tham khảo.


    Bộ Đại Nam nhất thống chí là bộ sách địa lý lịch sử, được biên soạn vào năm Tự Đức 29 (1875) hoàn thành khoảng năm 1881. Vùng đất Bến Tre được nói đến ở phần Tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh Định Tường với các mục như: Hình thể, ranh giới các huyện, phủ, sông, biển, khí hậu, thành trì, phong tục, hộ khẩu, thuế khoá, chợ quán, dịch trạm, cầu đường, chùa miếu, thổ sản, đê đập, cổ tích, nhân vật lịch sử. Nguồn thư tịch này là tài liệu có ích cho việc nghiên cứu về vùng đất Bến Tre.


    Thư tịch cổ đề cập tới vùng đất Bến Tre một cách tổng quan là nguồn sử liệu quan trọng giúp tôi hiểu một số đặc trưng của vùng đất này trong mối quan hệ tổng thể với cả Nam bộ. Loại sách này đề cập, ghi chép về Bến Tre nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp thông tin tổng quát về các mặt địa lý, lịch sử, tài nguyên, con người Nhưng chưa có những chi tiết về một địa bàn cụ thể và còn thiếu những tư liệu điền dã.


    Trong thời cận đại và hiện đại, nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Bến Tre hoặc đề cập đến Bến Tre đã được công bố.


    Năm 1930, người Pháp công bố cuốn Monographie De La Province De Bến Tre (Địa phương chí tỉnh Bến Tre). Chúng tôi sử dụng bản dịch của Nguyễn Văn Bá, Dương Xuân Đính, tài liệu ronéo của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Bến Tre năm 1980. Tài liệu này trình bày có hệ thống về vị trí địa lý, tự nhiên, sông ngòi , khí hậu, thủy lợi, tình hình kinh tế, cây trồng, nhưng nhìn chung còn sơ lược, chưa dựng lại bức tranh toàn cảnh của vùng đất Bến Tre, ở một mức độ nào đó cũng là nguồn tài liệu tham khảo.


    Trong những năm 60, hàng loạt “sách khảo cứu các tỉnh, thành năm xưa” ở Nam của tác giả Huỳnh Minh. Ba cuốn sách: Kiến Hoà (Bến Tre) xưa, Vĩnh Long xưa, Định Tường xưa, xuất bản năm 1965, đã đề cập đến Bến Tre, trong đó tác giả Huỳnh Minh trình bày diện mạo vùng đất Bến Tre qua các mặt lịch sử, địa lý, nhân vật, giai thoại,
     
Đang tải...