Tài liệu Vua Hàm Nghi: giữ cốt cách Việt nơi lưu đày

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vua Hàm Nghi: giữ cốt cách Việt nơi lưu đày

    Từ đầu năm 2008, Nhà nước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế và cộng đồng Nguyễn Phước tộc (trong và ngoài nước) đã có những động thái tích cực để đưa di hài vua Hàm Nghi về Huế. Vị vua yêu nước, mang tinh thần dân tộc quật cường đang sắp sửa về lại cố hương sau 120 năm biệt xứ chốn lưu đày.

    Cuộc nổi dậy kháng Pháp bất thành, kinh đô Huế bị thất thủ ngày 23-5 năm Ất Dậu (1885). Vua Hàm Nghi theo phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết chạy ra Tân Sở và ban chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu và toàn thể dân chúng nổi dậy chống Pháp.

    Ba năm cầm đầu ngọn cờ của toàn dân tộc đấu tranh kháng Pháp, công cuộc chưa thành thì cuối năm 1888 vua Hàm Nghi bị tên tội thần phản chủ Trần Quang Ngọc bắt nộp cho Pháp. Không thể mua chuộc được ông vua trẻ lúc ấy chỉ mới 18 tuổi, thực dân Pháp đã đưa vua xuống tàu La Comète vào Sài Gòn, rồi đưa qua tàu Biên Hòa, lưu đày biệt xứ sang Algeria. Trước đó, thực dân Pháp đã yêu cầu viên toàn quyền Algeria đối xử tử tế với toan tính có thể đưa Hàm Nghi trở lại ngai vàng một lần nữa .

    Ngày 13-1-1889, tàu Biên Hòa cập bến thủ đô Alger của Algeria. Tại đây, nhà vua được chính quyền tiếp đón đàng hoàng và được nhiều học sinh người Việt tìm đến viếng chào. Nhà vua được cấp Villa des Pins (biệt thự Hiên Tùng) sang trọng, nằm gần Alger. Ông cũng được viên toàn quyền Pháp tại Algeria là Tirman tiếp kiến và mời cơm thân mật tại gia đình.

    Không chịu khuất phục



    Vua Hàm Nghi tại AlgeriaNhưng thái độ bất hợp tác của vua tỏ rõ ngay từ đầu. Thời gian khởi nghĩa nhà vua thường nói rằng mình thà chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà bị người Pháp kiềm tỏa. Ngay trước thời điểm lên tàu đi xa, có cơ hội về thăm gia đình, thăm người mẹ đang đau nặng, nhưng nhà vua cự tuyệt: “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa!”. Trong mười tháng đầu ở đất khách quê người, vua rất ít tiếp xúc với người khác, không chịu học tiếng Pháp - tiếng của dân tộc đã cướp nước mình, mọi việc đều phải qua phiên dịch của Trần Đình Thanh - viên thông ngôn được người Pháp cử theo.

    Người dân Alger thì quen gọi vua Hàm Nghi với cái tên thân thiện là “ông hoàng An Nam” (Prince d'Annam), bởi nhà vua luôn nói tiếng Việt, đầu búi tó, đội khăn vành, vận áo dài đen, quần trắng, ăn các món ăn của người Việt do người Việt nấu . Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: “Về sau khi tiếp xúc với nhiều người, gặp nhiều người Pháp tốt, nhà vua nhận ra không phải người Pháp nào cũng là kẻ thù và ông mới chịu theo học tiếng Pháp đến mức thông thạo”. Nhà vua cũng thường vẽ tranh, chụp ảnh như là những thú vui tao nhã trong đời sống của mình.

    Khi đã tiếp cận, học hỏi nhiều điều từ văn hóa, văn minh Pháp, có người ca ngợi lịch sử nước Pháp trước mặt ông, nhà vua không bàn cãi mà chỉ đáp lời: “Lịch sử nước Pháp rất hấp dẫn tôi nhưng lịch sử nước tôi cũng hấp dẫn tôi không kém!” .

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kết luận: “Vua Hàm Nghi giao du quen thuộc với nhiều trí thức nói tiếng Pháp; nhiều quan chức cao cấp của Pháp rất trọng nể tinh thần yêu nước và phong cách sống phương Đông của ông”. Ông Tôn Thất Hanh, nguyên chủ tịch hội đồng Nguyễn Phước tộc, nói: “Vua Hàm Nghi là biểu tượng của sự chống đối đối với thực dân Pháp từ trẻ đến già, với cái tâm thật trong sáng!”.

    Tác giả Bửu Diên - Hoàng Oanh, trong đặc san tưởng niệm Ba vị hoàng đế cách mạng Hàm Nghi - Thành Thái - Duy Tân do hội đồng hoàng tộc Nguyễn Phước hải ngoại ấn hành năm 2004, nhận xét: “Cuộc đời sóng gió, lòng yêu nước và đức độ của vua Hàm Nghi đã cảm hóa được nhiều người bạn ngoại quốc”, thông qua nhắc lại tường thuật của cô Blanche - con gái vị đại tá tư lệnh Alger thời bấy giờ đã viết về vua Hàm Nghi: “Nếu Người bằng lòng trở lại ngôi báu thì người Pháp chúng tôi rất vui mừng vì Người đã được dân chúng và sĩ phu sùng bái. Lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu đồng bào của Người lớn hơn cả chiếc ngai vàng. Tôi yêu mến tổ quốc của tôi nên tôi rất quí trọng những người yêu tổ quốc của họ!”.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...