Luận Văn Vụ kiện Hoa kỳ đánh thuế chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam và kinh nghiệm

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU

    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BỊ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ KINH NGHIỆM
    1.1 Tác động của việc bị kiện chống bán phá giá
    1.1.1 Đối với chính phủ
    1.1.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
    1.2 Kinh nghiệm phản ứng với những tác động của việc bị kiện bán phá giá
    1.2.1 Kinh nghiệm
    1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
    1.2.1.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ
    1.2.1.3 Kinh nghiệm của Braxin
    1.2.2 Bài học
    CHƯƠNG 2: VỤ KIỆN HOA KỲ ĐÁNH THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TÔM NƯỚC ẤM ĐÔNG LẠNH CỦA VIỆT NAM
    2.1 Tóm tắt và bối cảnh vụ kiện
    2.2.1 . Tóm tắt
    2.2.2 . Bối cảnh

    2.2 Diễn biến vụ kiện
    2.2.1 Giai đoạn tham vấn
    2.2.2 Giai đoạn hội thẩm

    2.2.3 Báo cáo của ban hội thẩm
    CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM TỪ VỤ KIỆN HOA KỲ ĐÁNH THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TÔM NƯỚC ẤM ĐÔNG LẠNH CỦA VIỆT NAM
    3.1 . Ý nghĩa của vụ kiện và vai trò của hiệp hội
    3.1.1 Ý nghĩa của vụ kiện
    3.1.2 Vai trò của hiệp hội
    3.2 Kinh nghiệm
    3.2.1 Đối với Chính phủ
    3.2.2 Đối với doanh nghiệp
    3.2.3 Đối với các hiệp hội
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC














    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    [TABLE="class: MsoNormalTable"]
    [TR]
    [TD="width: 45"] TT
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] Chữ viết tắt
    [/TD]
    [TD="width: 473, colspan: 2"] Nghĩa đầy đủ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 180"] Tiếng Anh
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Tiếng Việt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 1
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] ADA
    [/TD]
    [TD="width: 180"] Anti-Dumping Agreement
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Hiệp định chống bán phá giá
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 2
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] AFTA
    [/TD]
    [TD="width: 180"] ASEAN Free Trade Area
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 3
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] APEC
    [/TD]
    [TD="width: 180"] Asia Pacific Economic Cooperation
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 4
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] ASEAN
    [/TD]
    [TD="width: 180"] Association of Southeast Asian Nations
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 5
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] ASEM
    [/TD]
    [TD="width: 180"] Asia-Europe Meeting
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Diễn đàn hợp tác Á - Âu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 6
    [/TD]
    [TD="width: 84"] CEPT
    [/TD]
    [TD="width: 180, colspan: 2"] Commom Effective Preferential Tariffs
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 7
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] DOC
    [/TD]
    [TD="width: 180"] Department of Commerce
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Bộ Thương mại Hoa Kỳ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 8
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] EC
    [/TD]
    [TD="width: 180"] European Committee
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Ủy ban Châu Âu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 9
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] EU
    [/TD]
    [TD="width: 180"] European Union
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Liên minh Châu Âu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 10
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] GATT
    [/TD]
    [TD="width: 180"] General Agreement on Tariffs and Trade
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 11
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] GSP
    [/TD]
    [TD="width: 180"] Generalized System of Preferences
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Hiệp định Ưu đãi thuế quan phổ cập
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 12
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] ITC
    [/TD]
    [TD="width: 180"] International Trade Commission
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Ủy ban Hiệp thương quốc tế Hoa Kỳ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 13
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] MFN
    [/TD]
    [TD="width: 180"] Most Favoured Nation
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"] 14
    [/TD]
    [TD="width: 85, colspan: 2"] VASEP
    [/TD]
    [TD="width: 180"] The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
    [/TD]
    [TD="width: 293"] Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 45"][/TD]
    [TD="width: 84"][/TD]
    [TD="width: 1"][/TD]
    [TD="width: 180"][/TD]
    [TD="width: 293"][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bng 1: Tình hình các vụ kiện chống bán phá giá của Trung Quốc trong hoạt động thương mại quốc tế 1995-2006

    Bng 2: Tình hình bán phá giá và chống bán phá giá ở Braxin (1995-2008)


    Bng 3: Các nước chịu tác động của chính sách chống bán phá giá (tại thời điểm 01/12/2008)














    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính tất yếu
    Các biện pháp phòng vệ thương mại đang được các quốc gia áp dụng rộng rãi với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Trong ba biện pháp phòng vệ chính của thương mại quốc tế là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại thì chống bán phá giá là công cụ được áp dụng nhiều nhất trên thế giới. Nếu như tự vệ thương mại là biện pháp phòng vệ có thể áp dụng ngay cả khi đối tác thực hiện kinh doanh một cách chính đáng, thì cùng với chống trợ cấp, chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng, là biện pháp mang tính trừng phạt.
    Hiện nay Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ hai của Việt Nam, với 48000 tấn, trị giá hơn 510 triệu đô la năm 2010. Việc Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm của Việt Nam đã gây không ít khó khăn cho không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, người lao động tại các doanh nghiệp này mà còn tới các ngành sản xuất có liên quan.
    Đây là vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam tham gia khởi xướng với vai trò là nguyên đơn. Việt Nam đã khiếu kiện bốn biện pháp của DOC vi phạm quy định WTO. Một là, phương pháp“ Quy về 0-Zeroing”. Hai là, giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn điều tra trong điều tra ban đầu và rà soát hành chính. Ba là, phương thức xác định thuế suất áp dụng đối với bị đơn tự nguyện. Bốn là, phương pháp xác định mức thuế suất toàn quốc dựa trên thông tin sẵn có bất lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó chỉ có nội dung thứ hai là Việt Nam chưa thắng trong vụ kiện.
    Cho đến nay Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trọng vấn đề kiện bán phá giá. Thành công của vụ kiện không những mang lại bài học cho Chính phủ, các hiệp hội, doanh nghiệp mà còn khẳng định với thế giới rằng Việt Nam sẽ bảo vệ các quyền lợi của nhà xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá tại bất kỳ nước nào.
    Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, đề tài “Vụ kiện Hoa kỳ đánh thuế chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam và kinh nghiệm” được chọn để nghiên cứu.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
    Đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau đã nghiên cứu về vấn đề chống bán phá giá như đề tài “Thực trạng chống bán phá giá trên Thế giới và ở Việt Nam” hay “Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam” Và trên thực tế, cho đến nay, trong 42 vụ kiện phòng vệ thương mại của Việt Nam thì có đến 36 vụ là kiện chống bán phá giá. Trong khi chúng ta chưa có luật về chống bán phá giá và rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đã bị kiện trên thị trường thế giới. Đây là vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức này. Việt Nam chưa hề có kinh nghiệm trong những vụ kiện phòng vệ thương mại. Đặc biệt, những vụ kiện lớn hầu hết lại xảy ra ở những thị trường xuất khẩu tiềm năng như EU hay Hoa Kỳ. Hậu quả phải gánh chịu từ những vụ kiện này không chỉ dừng lại ở thiệt hại của cá nhân doanh nghiệp, mà rộng hơn nữa là thiệt hại của cả ngành sản xuất xuất khẩu, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia và toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài nhưng còn rất lúng túng trong vấn đề tự bảo vệ mình dẫn đến phải chịu nhiều thua thiệt trong sản xuất kinh doanh.

    3. Mục đích nghiên cứu
    Đề án tìm hiểu, nghiên cứu vụ kiện Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, hiệp hội và cơ quan Chính phủ về kiện chống bán phá giá.

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng: Vụ kiện Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam.
    4.2 Phạm vi: Vụ kiện Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay.


    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp tổng hợp số liệu: phương pháp so sánh, phân tích: phương pháp đánh giá
    Nguồn tài liệu sử dụng trong bài này lấy từ tài liệu công bố của Bộ Công thương, tổng cục Hải quan, tổng cục Thống kê

    6. Kết cấu của đề án
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, bảng các kí hiệu viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, đề án được trình bày trong 3 chương:
    - Chương 1: Tác động của việc bị kiện chống bán phá giá và kinh nghiệm
    - Chương 2: Vụ kiện Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam
    - Chương 3: Kinh nghiệm từ vụ kiện Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...