Tiểu Luận Vũ K (37 tuổi) và Trần Kim H (41 tuổi) đã bàn bạc trước rất kỹ càng về việc chiếm đoạt tài sản của g

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài 2
    Vũ K (37 tuổi) và Trần Kim H (41 tuổi) đã bàn bạc trước rất kỹ càng về việc chiếm đoạt tài sản của gia đình ông N (giám đốc một doanh nghiệp). Chiều 07/02/2010, lợi dụng gia đình ông N đi sắm tết, K và H mang theo một túi quà đến gõ cửa nhà ông N và nói với bà P (57 tuổi, là người giúp việc) là đến để chúc tết gia đình. Không nghi ngờ gì, bà P đã mở cửa cho K và H vào nhà. Sau khi vào nhà, chúng vờ xin nước uống rồi xông vào đe doạ và định chói bà P. Bà P sợ hãi van xin K, H và nói: “Các anh lấy gì thì cứ lấy, tôi chỉ là người giúp việc thôi”
    K và H phá két sắt của gia đình, lấy đi 70 triệu đồng, 47 chỉ vàng cùng một số ngoại tệ .Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 460 triệu đồng. Sau khi K, H lấy được tài sản và bỏ đi thì bà P mới chạy ra đường hô hoán. K, H bị bắt giữ ngay sau đó.
    Có 3 ý kiến khác nhau về tội danh của K và H:
    a. K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì chúng đã có hành vi gian dối đánh lừa người giúp việc.
    b. K và H phạm tội trộm cắp tài sản vì chúng có hành vi lợi dụng lúc gia đình ông N đi vắng để lấy tài sản. Tuy bà P ở nhà nhưng bà chỉ là người giúp việc, không phải là chủ sở hữu của những tài sản đó, và giả sử bà P lợi dụng hoàn cảnh đó để lấy tài sản của chủ thì bà P cũng sẽ bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản.
    c. K và H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì chúng công khai lấy tài sản trước mắt người giúp việc.
    Hỏi:1. K và H phạm tội gì? Hãy chứng minh.
    2. Hãy phản bác các ý kiến mà anh (chị) cho là sai.

    GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
    1.Khẳng định K và H phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật Hình Sự (BLHS).
    Trong tình huống cụ thể nêu trên, hành vi phạm tội của K và H có đầy đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là do các nguyên nhân sau đây:
    Tội cướp tài sản là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
    Khách thể của tội phạm: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu, bằng hành vi phạm tội của mình người phạm tội cướp tài sản xâm hại trước hết đến thân thể, đến tự do của con người để qua đó có thể xâm phạm được sở hữu. Khách thể trực tiếp trong tình huống này là K và H đã đe dọa xâm phạm đến thân thể của bà P, chúng đã đe dọa bằng lời nói đối với bà và sau đó định trói bà P lại để tiến hành lấy tài sản. Sau khi làm cho bà P hoảng sợ K và H đã phá két sắt và lấy đi 460 triệu đồng hành động này đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà cụ thể khách thể trực tiếp là tài sản.
    Mặt khách quan của tội phạm: Theo quy định của Điều luật thì có ba dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản. Nhưng nhìn nhận vào trong tình huống này chúng ta nhận thấy những điểm đáng chú ý sau đây: K và H đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc với bà P nếu như bà P chống cự lại việc chúng chiếm đoạt, ở đây cần chú ý dấu hiệu “ngay tức khắc” vì nó có ý nghĩa rất quan trọng. Đầu tiên K và H xông vào và đe dọa việc đe dọa này được thực hiện bằng lời nói sau đó với việc sử dụng công cụ là dây trói H và K đã định trói bà P. Bằng h
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...