Tài liệu Vông Vang

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công dụng:
    Vông vang đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền từ lâu
    đời ở nước ta. Hạt vông vang dùng chữa trị rắn cắn, đái rắt, đái buốt, sỏi
    thận, đại tiểu tiện bí; lá dùng chữa táo bón, thuỷ thũng, rễ chữa chứng nhức
    mỏi chân tay. Ở Zamziber và Penba, lá non, chồi non và hoa vông vông
    được dùng làm rau ăn. Một số thành phần trong dịch chiết từ thân cây được
    dùng sản xuất thuốc trừ sâu. Trong vỏ thân có chứa 78% cellulose nên được
    sử dụng để làm sợi sản xuất thừng, chão. Hạt vông vang tại Ấn Độ và
    Malaysia được nghiền nhỏ để sản xuất nước hoa chải tóc. Người Châu Phi
    nghiền hạt vông vang cùng với các sản phẩm từ cây đinh hương và các
    nguyên liệu thơm khác để làm bột xoa lên cơ thể. Hạt vông vang có đặc tính
    diệt côn trùng nên được sử dụng để bảo quản quần áo bằng len dạ. Hạt vông
    vang toả mùi thơm dễ chịu, còn được sử dụng để sản xuất hương thơm thờ
    cúng tổ tiên. Tinh dầu chiết xuất từ hạt vông vang được sử dụng trong công
    nghiệp hương liệu, sản xuất nước hoa cao cấp, thuốc lá nhai, các loại bánh
    kẹo, rượu khai vị đắng và các đồ uống không chứa cồn. Giá trị lớn nhất đối
    với tinh dầu vông vang là tác dụng định hương trong công nghệ hương liệu,
    mỹ phẩm. Khi phân loại các mùi hương, người ta cho rằng hạt vông vang có
    mùi long diên hương, mùi xạ. Mùi hương này là do sự có mặt của lacton một
    vòng kín chứa 17 carbon trong phân tử (ambrettolid) tạo ra. Tinh dầu vông
    vang có tác dụng làm nổi hương thơm, dịu mát, mượt mà của các loại nước
    hoa cao cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...