Tiểu Luận Vòng tuần hoàn nước

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương I. Đại cương về nước. 2
    1. Khái quát về sự hình thành nước trên Trái Đất 2
    2. Đặc tính và các dạng tồn tại của nước. 2
    2.1. Đặc tính của nước. 2
    2.2. Các dạng tồn tại của nước. 3
    3. Vai trò của nước. 3
    4. Lượng nước và sự phân bố của nước trên Trái Đất 4
    Chương II. Vòng tuần hoàn nước. 6
    1. Sơ lược về vòng tuần hoàn nước. 6
    2. Các thành phần trong vòng tuần hoàn nước. 7
    2.1. Nước đại dương. 7
    2.2. Nước bốc hơi 8
    2.3. Sự thoát hơi nước ở thực vật 9
    2.4. Nước khí quyển. 11
    2.5. Sự ngưng tụ hơi nước. 11
    2.6. Giáng thủy. 11
    2.7. Băng và tuyết 12
    2.8. Dòng chảy tuyết tan. 14
    2.9. Dòng chảy mặt 15
    2.10. Dòng chảy trong sông. 16
    2.11. Nước ngọt 17
    2.12. Sự thấm của nước. 18
    2.13. Dòng chảy ngầm 19
    2.14. Lượng nước ngầm dự trữ. 20
    2.15. Suối 20
    3. Thời gian lưu của nước. 22
    4. Tác động của con người đến vòng tuần hoàn nước. 23



    Chương I. Đại cương về nước1. Khái quát về sự hình thành nước trên Trái ĐấtHọc thuyết khoa học về quá trình xuất hiện của nước và sự sống trên hành tinh Trái Đất được nhiều nhà khoa học công nhận nhất là thuyết về sự sống bắt đầu từ những dạng vật thể vô cùng cô đọng, có tỷ trọng cực lớn tồn tại trong khoảng thời gian cách xa hiện nay như vô tận - thuyết Vụ Nổ lớn (Big Bang). 10 tỷ năm sau vụ nổ lớn, Ngân Hà được hình thành trong đó có Mặt trời và Trái Đất của chúng ta. Khoảng 4,4 – 4,5 tỷ năm trước đây đã có Trái Đất với lớp vỏ cứng nằm cách Mặt Trời 150 triệu km. Từ khoảng thời gian đó Trái Đất dã có rất nhiều thay đổi, bầu khí quyển của Trái Đất dần hình hành với lượng hơi nước dày đặc. Hơi nước trong bầu khí quyển tạo thành mây và sinh ra mưa kéo dài hàng triệu năm. Đây chính là nguồn gốc sinh ra các đại dương và nước trên Trái Đất. Nước có mặt làm cho sự sống dần hình thành, cách đây 3 tỷ năm sự sống đầu tiên xuất hiện ở biển có dạng như vi khuẩn và tảo ngày nay.
    2. Đặc tính và các dạng tồn tại của nước2.1. Đặc tính của nướcNước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H[SUB]2[/SUB]O. Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy. Về mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-H là 96,84 picômét.
    Hai đặc tính quan trọng nhất của nước:
    - Có cấu trúc nguyên tử hữu cực bất đối xứng do ôxy có độ âm điện cao hơn hiđrô.
    - Có hoạt tính ion mạnh do H[SUP]+[/SUP] và OH[SUP]- [/SUP]: về mặt hóa học, nước là một chất lưỡng tính, có thể phản ứng như một axit hay bazơ. Ở 7 pH (trung tính) hàm lượng các ion hydroxyt (OH[SUP]-[/SUP]) cân bằng với hàm lượng của hydronium (H[SUB]3[/SUB]O[SUP]+[/SUP]).
    Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng

    vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xẩy ra trong dung dịch nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...