Tài liệu Vòng luân hồi

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VÒNG LUÂN HỒI


    Thích Nữ Giới Hương

    LỜI ĐẦU SÁCH
    Bao nhiêu năm rồi còn mãi lang thang
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
    Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
    Rọi suốt trăm năm một cõi đi về.
    Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
    Chẳng biết nơi đâu là chốn quay về.
    (Một Cõi Đi Về - Trịnh Công Sơn)
    Đúng thế! Chẳng phải trăm năm mà trăm ngàn muôn năm, muôn kiếp, chúng ta lang thang, loanh quanh trong sáu cõi luân hồi[1] thật là mỏi mệt mà không có nhân duyên nào để tỉnh ra và chẳng biết nơi đâu là chốn quay về.
    Đức Phật đã từ bi dặn dò ngài Mục Kiền Liên rằng để cảnh tỉnh hậu thế về sự vô thường biến đổi sanh diệt, mỗi nhà khách trong tự viện nên vẽ bức tranh của con quỷ vô thường hay còn gọi là vòng luân hồi (The Wheel of Life) do kinh Avadàna minh họa. Và phải cử những tỳ kheo, tỳ kheo ni có khả năng để giải thích cho khách thập phương vãng lai về ý nghĩa của bức tranh này.
    Mạng sống chúng ta ngắn ngủi. Nội phiền não tham sân si, tứ đại sanh tử luân hồi báo chướng từ trong đánh ra. Thầy tà bạn ác, sáu trần cám dỗ, buộc ràng, hoàn cảnh từ ngoài đánh vào. Giữa thì bị nghiệp lực sát đạo dâm vọng, các tập khí si loạn lôi cuốn. Dòng nghiệp lực còn được cung cấp bằng những khối nước bùn lầy của những trạng thái tâm tham sân si thì còn tiếp tục chảy. Tái sanh là kết quả tất nhiên của nghiệp lực.
    Luân hồi chỉ ngừng khi chúng ta không còn tạo nghiệp. Chúng ta tin Hành là chủ động nghiệp tái sanh. Tin 12 vòng nhân duyên xoay vần như bánh xe từ vô thủy và đến vô chung, bởi lẽ trong khi già bịnh vẫn ngậm vô minh, để rồi lại chuyển vần đủ 12 vòng. Cứ xoay quanh mãi mãi thành vòng tròn không có đầu đuôi, làm nhân làm quả lẫn nhau không cùng không tận.
    Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng sẽ giúp chúng ta hiểu được “Hoặc - Nghiệp - Khổ”, tin chắc lý nhân quả, luân lý đạo đức nhà Phật căn bản ở giới luật phòng phi chỉ ác, chuyển hoá thân tâm giúp chúng ta biết được chốn quay về chân thật.
    Tin, hiểu và chứng thấu những ý nghĩa sâu sắc và thực tiễn này, mới có thể hoàn thành chí nguyện giải thoát và mang lại hạnh phúc an vui cho mình và người.
    Đó là ước mơ và lý do cho quyển sách nhỏ này được ra đời.
    Con xin kính cẩn đảnh lễ Thầy - Tôn sư Hải Triều Âm - Người đã từ bi hết lòng chỉ dạy và truyền trao cho chúng con ý nghĩa thâm sâu của cuộc đời qua bức tranh này khi chúng con vừa mới đến cửa chùa đồng chơn học đạo.
    Sức kém, tài mọn, chưa kinh nghiệm nhiều, nên chắc chắn quyển sách này sẽ có nhiều lỗi lầm, kính xin các bậc thiện tri thức hoan hỉ chỉ lỗi để lần tái bản sau được hoàn hảo hơn.
    Xin thành thật tri ân rất nhiều.
    Milwaukee, ngày 20 tháng 4 năm 2008
    Thích Nữ Giới Hương
    (<a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="b7c3dfded4dfd9c2d0ded8dedfc2d8d9d0f7ced6dfd8d899d4d8da">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    )



    MỤC LỤC
    [TABLE=width: 630, align: center]
    [TR]
    [TD]Lời Đầu Sách
    I: Duyên Khởi
    II: Vòng Hoặc
    1. Tham
    2. Sân
    3. Si
    III: Vòng Nghiệp
    1. Nền Đen
    2. Nền Trắng
    IV: Vòng Khổ
    1. Trời
    2. Tiên
    3. A tu la
    4. Người
    5. Bàng Sanh
    6. Ngạ Quỷ
    7. Địa Ngục
    [/TD]
    [TD]V. Vòng 12 Nhân Duyên
    1. Vô Minh
    2. Hành
    3. Thức
    4. Danh Sắc
    5. Lục Nhập
    6. Xúc
    7. Thọ
    8. Ái
    9. Thủ
    10. Hữu
    11. Thủ
    12. Lão, Bịnh, Tử, Sầu bi khổ ưu não
    13. Sơ đồ 12 Nhân Duyên
    VI. Dòng Sanh Tử Vô Tận
    Sách Tham Khảo
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    CHƯƠNG I
    DUYÊN KHỞI
    Trong kinh Nhân Duyên (Avadana sutta) kể rằng lúc bấy giờ Đức Thế Tôn đang ngự tại vườn Trúc Lâm, trong thành Vương Xá. Tôn giả Mục Kiền Liên có đại thần thông thấy được những cảnh khổ ở địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh. Bao nhiêu vị trời hết tuổi thọ đọa xuống ba đường ác. Ngài hay kể cho tứ chúng nghe để sách tấn. Ai có bất mãn, thối đạo tâm hay buông lung không giữ tròn phạm hạnh thường đem đến để ngài khuyên nhủ. Ngài Mục Kiền Liên đã cảm hoá nhiều vị trở lại đời sống tinh tấn tu tập và đạt đạo quả.
    Đức Thế Tôn dạy: Cao tăng Mục Kiền Liên không thể ở khắp mọi nơi cùng một lúc để nhắc nhở các phật tử. Vậy từ nay mỗi chùa nên vẽ một bánh xe luân hồi (the wheel of life) treo ở phòng với lời khuyến cáo rằng:
    Hãy gom tâm chăm chú vào giáo pháp Như Lai.
    Hãy chiến thắng thần chết!
    Sống đúng giới luật, luôn luôn giác tỉnh,
    kiên trì cố gắng, có thể chấm dứt khổ đau.
    Bức tranh này vẽ hình con quỷ vô thường với khuôn mặt dữ tợn, phun lửa xung quanh. Hai tay và hai chân đầy móng vuốt đang ôm lấy một vòng bánh xe có bốn lớp hoặc bốn vòng (vòng trung tâm là hoặc; vòng hai là nghiệp; ba là khổ và bốn là 12 nhân duyên). Toàn bộ bánh xe này đang bị lửa đốt cháy phừng phực và cái đuôi của con quỷ dài vô tận, không có đầu và đuôi (vô thủy và vô chung).
    Vì vòng thứ bốn là 12 nhân duyên nên bức tranh này cũng gọi là kinh Nhân Duyên (Avadana sutta). Vì bánh xe xoay chuyển liên tục không dừng nên gọi là Vòng luân hồi. Vì có hình quỷ và lửa cháy đỏ nên tranh này cũng gọi là Con quỷ vô thường. Vì do tâm vận hành tạo nghiệp mà có sáu cõi sống chết khổ não nên bức tranh này cũng gọi là Dòng vận hành của tâm.
    Ở Tây Tạng và Bắc Ấn, mỗi khi nhiệt độ xuống thấp, băng tuyết trắng xoá bao phủ lạnh như cắt da, buốt xương. Người dân Tây Tạng hiểu rằng cuộc sống của họ thật mỏng manh và liên tục bị hăm dọa dưới cái giận dữ của thiên nhiên. Thế nên từ nhiều thế kỷ, họ đã thường tu tập thiền định và quán tưởng về sự vô thường, luân hồi và cái chết. Tính tất nhiên của vô thường, của sự chết, thường là đề tài trung tâm cho những buổi thiền quán đều đặn ở mỗi buổi sáng và chiều trong đời sống hàng ngày của họ. Tây Tạng có câu:
    “If you do not meditate on death,
    on permanence in the morning,
    you will waste the day.
    If you do not meditate on death,
    on permanence in the evening,
    you will waste the night”.
    Tạm dịch: “Nếu bạn không quán về sự vô thường, về cái chết trong buổi sáng thì bạn phí ngày đó. Nếu bạn không quán về sự vô thường, về cái chết trong buổi tối thì bạn phí đêm đó. ”
    Đó là lý do vì sao Đức Phật khuyến cáo chúng ta:
    “Hãy gom tâm chăm chú vào giáo pháp Như Lai.
    Hãy chiến thắng thần chết!”.
    Cũng như trong kinh Pháp Cú[2] , ngài đã tha thiết cảnh tỉnh và khuyên chúng ta tự hỏi lại mình:
    “Làm sao cười thích thú,
    Khi đời mãi bị thiêu.
    Sống trong cảnh tối tăm,
    Sao không tìm ánh sáng?”
    [​IMG]

    CHƯƠNG II
    VÒNG HOẶC (PHIỀN NÃO)
    Đây là vòng hay vị trí trung tâm điều đình chỉ huy toàn bộ bức tranh. Trong tranh vẽ hình con gà (thỉnh thoảng vẽ hình bồ câu), rắn và heo. Ba con vật này chỉ huy và điều khiển cho bánh xe chuyển quay, nên nó là điểm trung tâm quan trọng.
    Gà là tượng trưng lòng tham, tham đủ thứ, lòng tham vô đáy. Màu đỏ của lông gà trống dễ liên tưởng đến lửa tham nung nấu những ai ôm và nuôi lấy lòng tham.
    Hoặc vẽ bồ câu là chỉ cho tham ái, dễ yêu, thấy là vuốt ve, ngã ái nên những gì ngã thích thì tâm muốn vơ lấy để nhiễm, tăng trưởng lòng nhiễm, lòng thuận, mền mại, dễ chịu, hấp dẫn và ngọt lịm (giống mía lau), thế nên khó thoát, khó chịu ngóc đầu lên.
    Đức Phật dạy: Tham dục là một hố than hầm, người bịnh tưởng lầm là ấm áp sung sướng, nên đâm đầu vào.
    Rắn là biểu hiện cho tâm sân giận. Khi chúng ta bực bội, khó chịu, tức giận, thù hằn thì mặt mày chúng ta xanh lét, không có chút máu, giống như màu xanh xám của da rắn vậy. Và cứ nuôi dưỡng lòng sân giận thì chúng ta sẽ đi đến trả thù, hãm hại người, giết người, giống như rắn sẽ mổ và cắn hại những ai xâm phạm chúng.
    Tâm chúng ta nếu không biết ‘thiểu dục tri túc’, thì chúng ta ít khi nào hoan hỉ và vừa lòng với ai lắm. Việc gì cũng càm ràm và khó chịu. Đây cũng là một dạng chủng tử của sân giận, không hoan hỉ như Ca dao Việt Nam có câu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...