Tài liệu Vốn xã hội và kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt
    Hướng đến một phương án hội nhập các ý niệm về thể chế và văn hoá vào khung phân tích kinh tế chính thống, bài này sẽ lược duyệt, và đánh giá vài lý thuyết gần đây có vẻ có ích cho mục đích đó. Cụ thể là ý niệm vốn xã hội, manh nha từ Pierre Bourdieu, nhưng trở thành phổ thông sau các đóng góp của James Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto, và nhiều tác giả khác.

    Trong hành trình tìm kiếm một chìa khoá vàng để giải thích hiện tượng tăng trưởng và phát triển kinh tế, với hi vọng chắc chiết liều thuốc mầu cho các quốc gia cần mở mang, giới kinh tế học đã đưa ra nhiều lý thuyết, đại loại có thể chia làm hai dòng chính. Dòng thứ nhất là kinh tế học tân cổ điển, trong đó số lượng vốn vật chất và trình độ công nghệ là quan yếu. Dòng thứ hai gồm các lý thuyết về thể chế, trong đó lịch sử, xã hội, và văn hoá -- nói chung là những đặc tính thể chế theo nghĩa rộng -- là trung tâm. Tiếc thay, đến nay thì cả hai dòng tư tưởng này đều không làm mọi người thỏa mãn. Về dòng kinh tế học tân cổ điển thì những mô hình tăng trưởng vào các thập niên 60, 70, dần lộ ra tính siêu thực của chúng, đã không còn sức thuyết phục. Còn dòng kinh tế học thể chế thì, tuy có làm sáng một số vấn đề căn bản, đã tỏ ra không
    mấy kiến hiệu trong nhiệm vụ đưa ra những hướng dẫn cụ thể về chính sách, vĩ mô lẫn vi mô, đối nội cũng như đối ngoại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...