Tiến Sĩ Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn đồng bằng sông Hồng
    Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62310301
    Tên tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
    Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Ngọc Hùng
    Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

    1. Vốn xã hội là một nguồn lực xã hội quan trọng trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp. Ở cấp độ vi mô, đó là chuyển đổi loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người lao động và ở cấp độ vĩ mô là chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Vốn xã hội được hiểu là một loại nguồn lực xã hội kết tinh dưới các hình thức như mạng lưới xã hội, sự tin cậy và mối quan hệ có đi có lại mà người lao động ở nông thôn tạo dựng, duy trì và vận dụng để chuyển đổi nghề nghiệp của họ.

    2. Việc vận dụng lý thuyết của các nhà xã hội học Coleman, Bourdieu và Giddens cũng như các phân tích từ cuộc khảo sát tại một số xã ở nông thôn tỉnh Hải Dương đã chứng minh được ba giả thuyết khoa học: (1) Cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn chuyển đổi từ cấu trúc nghề nghiệp nặng về nông nghiệp sang cấu trúc nghề nghiệp phi nông nghiệp dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng; (2) Vốn xã hội của người lao động ở nông thôn được hình thành, biểu hiện và phát triển trên cơ sở quan hệ tình cảm, gia đình, dòng họ, bạn bè, đồng hương và sự tham gia vào các tổ chức của xã hội; (3) Vốn xã hội được người lao động ở nông thôn sử dụng để tìm kiếm thông tin, huy động nguồn lực và tăng cường hỗ trợ, hợp tác, liên kết trong chuyển đổi nghề nghiệp của họ, nhờ vậy mà chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Việc vận dụng lý thuyết như vậy trong nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm hệ thống tri thức, lý luận và thực tiễn xã hội học về vốn xã hội ở Việt Nam.

    3. Các nhóm giải pháp nhằm phát huy chức năng tích cực và khắc phục những chức năng tiêu cực của vốn xã hội trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn: 1) Nhóm giải pháp về nhận thức; 2) Nhóm giải pháp về chính sách; 3) Nhóm giải pháp can thiệp. Đồng thời, tác giả cũng kiến nghị tiếp tục nghiên cứu cơ chế chuyển hóa qua lại giữa vốn xã hội với vốn kinh tế, vốn con người và các loại vốn khác trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp và nông thôn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.





    BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS

    Title: Social capital of employees in changing occupational structure in rural area of the Red River Delta

    Field of Study: Sociology Code: 62 31 03 01

    PhD Candidate: Nguyen Thi Anh Tuyet

    Supervisor: Prof.Dr. Le Ngoc Hung

    Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics



    SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUSIONS

    1. Social capital is an important social resource in changing occupational structure. At the macro level, it is the change of productional and business types, and at the micro level, it is the change of occupational structure in the rural area. Social capital is considered as a kind of social resource presented in such forms of social networks, trust and interrelationships being built, maintained and utilized by employees in rural area to change their occupations.

    2. The application of sociological theories of Coleman, Bourdieu, and Giddens, as well as the analysis of the survey data in a number of rural communes in Hai Duong province proved three hypotheses: (1) Occupational structure in rural area has changed from intensive farming to nonfarming with a variety of forms; (2) Social capital of rural employees originated, expressed and developed on the basis of relationship within families, relatives, friends, fellows and the involvement in social organizations; (3) Rural employees use social capital to find information, to mobilize their resources, to strengthen the support, cooperation and collaboration in their occupational change, so that they change the occupational structure in rural area. Such application of theory contribute to enrich the sociological knowledge, theoretical and practical base of social capital in Vietnam.

    3. Some groups of solutions to promote positive functions and reduce negative functions of social capital in the transition of occupational structure in rural area: (1) Group of solutions on increasing awareness; (2) Group of solutions on policy; (3) Group of solutions on intervention. Simultaneously, there’s a suggestion on continuing study of the inter-transformation among social capital, economic capital, human capital and other forms of capital in the process of industrialization and modernization, development of agriculture and rural areas in the context of socialist-oriented market economy development in Vietnam.
     
Đang tải...