Luận Văn Vốn và vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả cua các Doanh nghiệp khi chuyển sang Kinh tế thị trường ở nước

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vốn và vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả cua các Doanh nghiệp khi chuyển sang KTTT ở nước ta


    A - LỜI NÓI ĐẦU

    Từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng ta đã thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi đây là một giải pháp chiến lược nhằm giải phóng và khai thác tối đa các tiềm năng hiện có để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đồng thời luôn khẳng định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Đại hội IX khẳng định thêm “các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ” và “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước để doanh nghiệp Nhà nước cạnh tranh bình đẳng trên thị trường ”. Nói đến các doanh nghiệp trong bất cứ một hình thái kinh tế xã hội nào thì vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mọi nguồn lực của doanh nghiệp chung quy lại đều do nguồn lực tài chính quyết định luôn phải có những bước đi vững chắc trong mọi hoạt động phải tạo được sự tăng trưởng hiện tại và những tiền đề quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tìm cách huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.
    Xuất phát từ đó, em chọn đề tài “Vốn và vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả cua các doanh nghiệp khi chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta”
    Tiểu luận bố cục gồm 3 phần lớn:
    A. Phần mở đầu
    B. Nội dung
    Phần I: Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp .
    Phần II: Thực trạng về vốn và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
    Phần III: Giải pháp để tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
    C. Kết luận
    B - NỘI DUNG
    PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG NƯỚC TRONG DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA.
    Sự thành đạt về kinh tế xã hội của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào kinh tế xã hội của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường tức doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp lớn nhỏ có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, vùng với sự chủ động trong kinh doanh chúng có thể thích nghi nhanh chóng với những đòi hỏi về giá cả sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng.
    I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA SỰ XUẤT HIỆN TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
    Lịch sử ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá gắn liền với sự hình thành là phát triển của các doanh nghiệp . Giai đoạn đầu tiền sử (C.Mác gọi là sản xuất hàng hoá giản đơn) không có sự phân biệt giữa giới chủ và người thợ. Người sản xuất hàng hoá vừa là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, vừa là người điều khiển các công việc của mình (của gia đình mình) vừa là người trực tiếp làm ra sản phẩm của mình ra trao đổi trên thị trường. Đó là loại doanh nghiệp cá thể doanh nghiệp gia đình, còn gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời kỳ hiện đại, thông thường đại đa số những người khi mới trưởng thành để đi làm việc đều muốn thử sức mình trong ngành nghề kinh doanh. Với số vốn ít ỏi trong tay với một trình độ tri thức nhất định lĩnh hội được trong các trường chuyên nghiệp, phần lớn họ đều thành lập doanh nghiệp nhỏ chỉ của riêng mình, từ sản xuất kinh doanh.
    Trong số đó có một số người gặp may và đặc biệt là nhờ vào tài năng, biết chớp kịp thời có sáng kiến cải tiến kinh tế, khéo léo điều hành và tổ chức sắp xếp công việc, cần cù, chịu khó, tiết kiệm, đã thành đạt, ngày càng giầu lên, tích luỹ được nhiều tài sản, vốn, thường xuyên mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ngược lại, một số bộ phận lớn nười sản xuất hàng hoá nhỏ khác hoặc do không gặp may trong sản xuất kinh doanh và đời sống, hoặc do năng lực hạn chế, không biết chớp thời cơ, không có sáng kiến cải tiến kỹ thuật không biết quản lý tính toán đã dẫn đến thua lỗ, phá sản, đi làm thuê cho kẻ khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...