Tiểu Luận Vốn trong Doanh nghiệp thương mại và vấn đề tạo nguồn huy động và sử dụng vốn kinh doanh

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    53 trang

    Lời Mở Đầu


    N

    ền kinh tế Việt Nam chuyển mình từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ. Thị trường Việt Nam từng bước hoà nhập vào thị trường thế giới, cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý, các chính sách chế độ, Nhà nước mở đường cho sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ phát triển. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp phải phát huy được tối đa tính chủ động, sáng tạo của mình, tự chú trọng kinh doanh, tự do trong cạnh tranh và tổ chức quản lý. Các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ mọi khâu, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của mình nhằm phát huy tối đa nguồn lực và khả năng để thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp và góp phần vào thúc đẩy sự phát triển chung cuả toàn xã hội.

    Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng cho mỗi doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, quy mô cũng như trình độ quản lý và sử dụng vốn là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh.

    Chỉ có vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mới đảm bảo thắng trong cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vấn đề đó chỉ được giải quyết thông qua các biện pháp chủ yếu về đổi mới toàn diện cơ chế quản lý vốn, đảm bảo quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó, các doanh nghiệp có thể thường xuyên tự đánh giá về phương diện sử dụng vốn, thất được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác tiềm năng sẵn có Nghiên cứu về vốn, tìm ra những điểm còn yếu trong quá trình sử dụng vốn và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là điều rất cần thiết.

    Vì thời gian và năng lực trình độ có hạn, nên em khó tránh được sai sót trong đánh giá và phân tích. Kính mong được sự chỉ dẫn quí báu của quí thầy cô để giúp em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình.

    Em xin chân thành cám ơn!

    I- kháI quát về vốn kinh doanh của dntm

    1-Vai trò và đặc đIểm của vốn kinh doanh:

    1.1-Khái niệm về vốn kinh doanh:

    Trong các DNTM, vốn kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định việc ra đời , hoạt động, phát triển và giảI thể doanh nghiệp.

    Vốn kinh doanh của DNTM là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tàI sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh bao gồm:

    -TàI sản bằng hiện vật như: nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng, hàng hoá dự trữ, v.v

    -Tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng và đá quí.

    -Bản quyền sở hữu trí tuệ và các tàI sản vô hình khác.

    Tất cả tàI sản này đều được qui ra tiền Việt nam.

    1.2-Các loại vốn kinh doanh:

    Vốn kinh doanh của DNTM có thể được xem xét, phân loại trên những giác độ khác nhau, đó là:

    -Trên giác độ pháp luật vốn của DNTM được chia thành vốn pháp định và vốn đIều lệ.

    Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phảI có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật qui định đối vơí từng ngành nghề và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không thể đủ đIều kiện thành lập doanh nghiệp. Ví dụ: theo Nghị định 221 và 222/HĐBT ngày 23 tháng 07 năm 1991 cụ thể hoá một số đIều qui định trong Luật công ty và Luật doanh doanh nghiệp tư nhân qui định.

    Vốn pháp định đối với ngành kinh doanh tư liệu sản xuất cho công ty TNHH 150.000.000 đồng, công ty cổ phần 500.000.000 đồng và doanh nghiệp tư nhân 80.000.000 đồng.

    Vốn pháp định cho các cửa hàng dịch vụ của Công ty TNHH là 50.000.000 đồng, công ty cổ phần 200.000.000 đồng, doanh nghiệp tư nhân 20.000.000 đồng.

    Vốn đIều lệ là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào đIều lệ của doanh nghiệp. Tuỳ theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp nhưng vốn đIều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định.

    Trên giác độ hình thành vốn kinh doanh chia thành vốn đầu tư ban đầu, vốn bổ sung, vốn liên doanh và vốn đi vay.

    Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn phảI có khi hình thành doanh nghiệp, tức là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, hoặc vốn đóng góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh gnhieepj tư nhân hoặc vốn của nhà nước giao.

    Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Phần vốn đóng góp của tất cả các thành viên phảI được đóng dù ngay khi thành lập công ty.

    Đối với công ty cổ phần: Vốn đIều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu.

    Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận, do nhà nước bổ sung bằng phân phối hoặc phân phối lại nguồn vốn, do sự đóng góp của các thành viên, do bán tráI phiếu.

    Vốn liên doanh: là vốn đóng góp do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạt động thương mại hoặc dịch vụ.

    Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh, ngoàI số vốn tự có và coi như tự có, doanh nghiệp còn sử dụng một khoản vốn đI vay khá lớn của ngân hàng. NgoàI ra còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng.

    -Trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh:

    Trong hoạt động kinh doanh, vốn kinh doanh vận động khác nhau. Xét trên giác độ luân chuyển của vốn, người ta chia toàn bộ vốn của DNTM thành hai loại: vốn lưu động và vốn cố định:

    Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tàI sản lưu động và vốn lưu thông.

    TàI sản lưu động là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng để xếp vào tàI sản cố định. Vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình tháI ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá.

    Bộ phận quan trọng của vốn lưu động là dự trữ hàng hoá, vốn bằng tiền như tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quĩ, các khoản phảI thu ở khách hàng.v.v

    Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tàI sản cố định: bao gồm toàn bộ những tư liệu lao động có hình tháI vật chất cụ thể có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng qui định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...