Tiểu Luận Vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam
    LỜI MỞ ĐẦU

    Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng để một mặt, tích lũy nguồn vốn cho chúng ta xây dựng và phát triển kinh tế, mặt khác, tạo điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước khác. Trong cơ cấu thu hút đầu tư, Viện trợ phát triển chính thức( ODA) tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có ý nghĩa khá quan trọng vì những ưu thế không thể phủ nhận của nó.
    ODA (Official Development Assistance) là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. Trong các nguồn hỗ trợ ODA cho Việt Nam thì ODA của Nhật Bản được coi là 1 nguồn vốn hết sức quý giá. Nếu tính từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã luôn là nước đứng đầu về viện trợ ODA dành cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết lên tới 509,804 tỷ yên, tương đương trên 5 tỷ USD. Điều đó trước hết thể hiện đường lối mong muốn tăng cường hợp tác trên lĩng vực kinh tế với Việt Nam. Vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã tăng năm sau lớn hơn năm trước. Điều đó có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ ngoại giao và kinh tế. Đồng thời nó cũng có tác độg không nhỏ tới các quan hệ đối ngoại khác của Việt Nam.

    I. MỤC TIÊU CẤP ODA CHO VIỆT NAM CỦA NHẬT BẢN

    Thứ nhất: Vị trí và tầm quan trọng của Việt Nam trong ASEAN sẽ là nhân tố quan trọng cho sự phát triển nhiều mặt của Nhật Bản: Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam nằm trên các tuyến giao thông biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương có nhiều cửa ngõ thông thương ra biển.
    Thứ hai: Nhật Bản muốn gây dựng vị thế trên trường quốc tế: Trên thực tế, các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là các cường quốc kinh tế luôn cố gắng tạo thanh thế, mở rộng ảnh hưởng của mình trên chính trường thế giới, tìm kiếm, lôi kéo sự ủng hộ của các nước phát triển chậm hơn trong các vấn đề có tính chất quốc tế.
    Thứ ba: Nhật Bản đang nhìn Việt Nam như 1 thị trường đầy tiềm năng: Trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam là thị trường có triển vọng đứng thứ tư toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Mặt khác vì tỉ lệ rủi ro thấp của Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam do lao động có kỹ năng, chi phí nhân công thấp, môi trường đầu tư được cải thiện, không có khủng bố, có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư "
    Thứ tư: Việt Nam và Nhật Bản có nhiều tiếng nói chung và điểm tương đồng: Con người, đất nước Việt Nam và Nhật Bản đều cần cù, chịu khó, tiết kiệm và tinh thần phấn đấu vươn lên, có lối sống cộng đồng chặt chẽ, có nhiều điểm văn hoá hàng nghìn năm cùng tồn tại trong điều kiện văn minh nông nghiệp lúa nước, cùng tiếp thu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo.
     
Đang tải...