Chuyên Đề Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép
    Lời nói đầu

    Vốn là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, một trong hai yếu tố quan trọng quyết định để sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.
    Việc quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng đang là vấn đề bức xúc đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp.
    Trước kia, trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước cấp phát vốn, bao cấp về giá, sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, lỗ Nhà nước bù, lãi Nhà nước thu . Do đó các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Nhiều doanh nghiệp không bảo toàn và phát triển được vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp, tình trạng lãi giả lỗ thật ăn mòn vào vốn xảy ra phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước.
    Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn taị và cạnh tranh với nhau, các doanh nghiệp quốc doanh cũng phải đối mặt với cạnh tranh, không còn được Nhà nước bao cấp như trước. Vì vậy doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả sẽ đứng vững trong nền kinh tế mới, còn doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả sẽ dẫn đến nguy cơ giải thể, phá sản.
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Các xí nghiệp quốc doanh không còn được bao cấp về giá và vốn, phải chủ động kinh doanh với quyền tự chủ đầy đủ, đảm bảo tự bù đắp chi phí đầy đủ và có lãi. Theo tinh thần đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải gắn với thị trường, bám sát thị trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về vốn. Nhà nước tạo môi trường hành lang kinh tế cho các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời cũng tạo áp lực cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh phải chú trọng quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Đây là vấn đề bức xúc được đặt ra đối với các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp đồng thời nó cũng thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính.
    Qua 2 tháng thực tập tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép, được sự giúp đỡ của Thầy giáo hưỡng dẫn tốt nghiệp và ban lãnh đạo Công ty, em đã từng bước làm quen với thực tiễn, vận dụng lý luận vào thực tiễn của Công ty, đồng thời từ thực tiễn làm sáng tỏ lý luận. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này với đề tài: "Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép".
    Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chuyên đề này được chia thành ba chương:
    Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
    Chương II: Thực tế quản lý và sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép
    Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động dành cho Nhà máy Cơ Khí Gang Thép trong thời gian tới.





    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU Trang
    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1
    I . Tổng quan về vốn lưu động 1
    1. Vai trò và đặc điểm của vốn lưu động
    1.1 Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1
    1.2 Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động 2
    2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 3
    3. Nguồn hình thành vốn lưu động 4
    3.1 Theo quan hệ sở hữu 4
    3.2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn 5
    3.3 Theo phạm vi huy động vốn 5
    II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6
    1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6
    2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7
    3. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động 11
    4. Phương hướng biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 11
    CHƯƠNG II: THỰC TẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP 13
    I. Đặc điểm tình hình hoạt động của Nhà máy. 13

    1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép 13
    1.1 Quá trình hình thành và phát triển 13
    1.2 Địa bàn hoạt động 14
    2. Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất kinh doanh 14
    2.1 Chức năng 14
    2.2 Nhiệm vụ 14
    3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 15
    4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong hai năm gần đây 17
    II. Tình hình quản lý vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép 19
    1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy 19
    2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép 21
    3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy 23
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP 26
    1. Đánh giá khái quát về ưu điểm và tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép 26
    1.1 Ưu điểm 26
    1.2 Tồn tại 26
    2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiều quả sử dụng vốn lưu động 28
    2.1 Điều chỉnh lại kết cấu vốn kinh doanh giữa VLĐ và VCĐ 28
    2.2 Tìm biện pháp để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm 29
    2.3 Tăng cường hơn nữa việc thu hồi các khoản phải thu 31
    KẾT LUẬN
     
Đang tải...