Luận Văn Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần v

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp dài 77 trang
    ĐỊnh dạng file word


    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG, SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO
    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .3
    1.1.Lý luận chung về vốn lưu động của doanh nghiệp . 3
    1.1.1. Khái niệm. đặc điểm, phân loại vốn lưu động . 3
    1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm: . 3
    1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động 5
    1.1.2. Nội dung quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp . 7
    1.1.2.1. Nhu cầu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn
    lưu động. 7
    1.1.2.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 9
    1.1.2.3. Nguồn tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp. 12
    1.1.2.4. Nội dung quản lý vốn lưu động nghiệp như bộ phận cung ứng vật
    tư, bộ phận sản xuất, . 14
    1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng

    vốn lưu động ở các doanh nghiệp. 19

    1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. 19

    1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu

    động trong doanh nghiệp. . 22

    1.3. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức
    quản lý và sử dụng vốn lưu động 24
    1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và hiệu quả sử dụng

    VLĐ. 24

    1.3.1.1. Các nhân tố khác quan 24
    1.3.2.2. Nhân tố chủ quan . 24
    1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc quản lý và nâng

    cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 26

    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU
    QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
    LIỆU XÂY DỰNG VÀ XÂY LẮP HƯNG YÊN 28
    2.1.Khái quát về tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công
    ty cổ phần VLXD và xây lắp Hưng Yên . 28
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần VLXD và

    xây lắp Hưng Yên 28

    2.1.2. Nhiệm vụ và ngành nghê kinh doanh chủ yếu: 29

    2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phẩn VLXD

    và xây lắp Hưng Yên. 29

    2.1.3.1.Đặc điểm quy trình công nghệ: . 29
    2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 30
    2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 31

    2.2. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ
    phẩn vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng Yên. 33
    2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty. . 33
    2.2.1.1. Điểm mạnh: . 33
    2.2.1.2. Khó khăn. 34
    2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty trong những
    năm gần đây. . 35
    2.2.3. Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty
    cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng Yên . 37
    2.2.3.1. Cơ cấu vốn kinh doanh . 37
    2.2.3.2. Nguồn vốn kinh doanh của công ty. . 38
    2.2.3.3. Nguồn vốn hình thành VLĐ của Công ty 40
    2.2.3.4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ một số năm qua của
    Công ty . 43
    1.2.3.4.1.Tình hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của công ty: . 43
    2.2.3.4.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty. 45
    2.2.3.4.3.Tình hình quản lý vốn về hàng tồn kho: . 49
    2.2.3.4.4.Tình hình quản lý vốn bằng tiền: 52
    2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần vật
    liệu xây dựng và xấy lắp Hưng Yên. . 55
    2.2.5. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu
    động ở công ty. 57
    2.2.5.1. Một số kết quả đạt được 57
    2.2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ
    của Công ty 58
    CHƯƠNG III
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
    SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU
    XÂY DỰNG VÀ XÂY LẮP HƯNG YÊN. 59
    3.1. Phương hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty trong
    năm 2010. 59
    3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ
    phần vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng Yên. 60
    3.2.1. Nâng cao công tác xác định nhu cầu vốn lưu động 60
    3.2.2. Tăng cường quản lý tiền mặt và khả năng thanh toán của
    Công ty . 63
    3.2.3. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho 64
    3.2.4. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu. . 66
    3.2.5. Tổ chức tốt quản lý vốn lưu động 69
    3.2.6. Một số biện pháp khác . 72
    3.2.7. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo
    điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra. . 72
    KẾT LUẬN . 74


    LỜI NÓI ĐẦU



    Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, là một tổ chức kinh tế thực

    hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa cho người tiêu

    dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời.

    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một hoạt động nào của

    doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tùy vào đặc điểm kinh doanh cụ thể

    mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó. Để tồn tại và phát triển,

    các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốn

    sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng mà

    vẫn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

    Những năm qua, kinh tế thị trường luôn biến động. Các doanh nghiệp

    nước ta phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách lớn. Bài toán về việc

    sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là một bài toán hóc búa

    đối với doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt tay vào sản xuất hay

    xem xét một phương án kinh doanh đều quan tâm đầu tiên đến vốn kinh

    doanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm. Muốn vậy, công tác tài

    chính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác kịp

    thời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác.

    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng với những lý luận

    và thực tiễn đã học, qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần vật liệu xây

    dựng và xây lắp Hưng Yên em đã chọn đề tài: “ Vốn lưu động và các giải

    pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần

    vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng Yên”mong góp một phần nào đó cho việc

    sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty

    ngày càng hiệu quả hơn.

    Đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:

    Chương 1: Những lý luận cơ bản về vốn lưu động, sự cần thiết nâng

    cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

    Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử

    dụng vốn lưu động của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng

    Yên.

    Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử

    dụng vốn lưu động ở công ty.

    Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ lý luận và nhận thức có

    hạn nên đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và

    hạn chế. Em rất mong nhận được sư góp ý của các thầy cô, ban lãnh đạo công

    ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Hưng Yên và các bạn để đề tài nghiên

    cứu được hoàn thiện hơn.

    Em xin trân thành cảm ơn TS Vũ Công Ty, ban lãnh đạo công ty và các

    anh chị phòng kế toán, các thầy cô giáo trường Học Viên Tài Chính đã giúp

    đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.


    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG, SỰ CẦN THIẾT NÂNG

    CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP



    1.1.Lý luận chung về vốn lưu động của doanh nghiệp

    1.1.1. Khái niệm. đặc điểm, phân loại vốn lưu động

    1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm:


    v


    Khái niệm vốn lưu động:



    Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh

    nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp

    gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.

    - Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ

    để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính,

    nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và môt bộ phận là những sản phẩm đang

    trong quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,

    - Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động năm trong quá

    trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ,

    vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán v v

    Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài

    sản lưu động lưu thông luôn thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm

    đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành lien tục và thuận lợi.

    Để đảm bảo cho cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành

    thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu

    động nhất định. Do đó để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp

    phải cung ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số

    vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

    Như vâỵ, ta có khái niệm về Vốn lưu động như sau:

    “Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên

    các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của
    doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển

    toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một

    vòng luân chuyển khi hết thúc một chu kì kinh doanh”

    Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn được mô tả theo sơ đồsau:

    T – H . SX . H’ – T’

    Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của

    VLĐ theo trình tự sau:

    T – H – T’

    Sự vận động của vốn lưu động chuyển từ hình thái ban đầu là tiền sang

    hình thái vật tư hàng hóa và cuối cùng lại chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu

    (T’> T)

    Sự vận động của tiền tệ được chia thành các giai đoạn như sau:

    - Giai đoạn 1 (T – H): Vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ ứng trước

    dùng để mua sắm các tư liệu sản xuất và các tư liệu lao động để dự trữ cho

    quá sản xuất. Như vậy vốn lưu động từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái

    vật tư, hàng hóa.

    - Giai đoạn 2 (H - SX – H’): Vật tư hàng hóa đã mua sắm được doanh

    nghiệp đưa vào sản xuất tạo ra sản phẩm. Tức là vốn lưu động chuyển từ hình

    thái vật tư hàng hóa sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển

    thành vốn thành phẩm.

    - Giai đoạn 3 (H’- T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và

    thu được tiền về. Vốn lưu động chuyển từ hình thái vốn thành phẩm quay trở

    lại hình thái ban đầu là tiền. Kết thúc một vòng tuần hoàn vốn, Nếu T’ > T

    điều đó có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi.


    v


    Đặc điểm vốn lưu động



    Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi

    các đặc điểm tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có

    các đặc điểm sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...