Luận Văn Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Trường Thành – Bộ Đ

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp năm 2011 dài 71 trang
    Đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Trường Thành – Bộ Đội Biên Phòng
    Định dạng file word


    Lời nói đầu

    Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn kinh doanh không chỉ là điều
    kiện tiên quyết đối với sự ra đời mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai
    trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển. Trong cơ cấu vốn của
    doanh nghiệp, nếu Vốn cố định được ví như xương cốt của cơ thể sống thì
    Vốn lưu động được ví như huyết mạch của cơ thể đó. Vốn lưu động được ví
    như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của Vốn lưu
    động đối với “cơ thể” doanh nghiệp. Vốn lưu động là bộ phận rất quan trọng
    trong vốn sản xuất kinh doanh và nó thường chiếm tỷ trọng rất lớn ở những
    doanh nghiệp có hoạt động xây dựng là chủ yếu. Có thể nói trong doanh
    nghiệp xây dựng Vốn lưu động là bộ phận tạo ra doanh thu nhiều nhất. Theo
    đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động là một trong những
    nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác quản lý tài chính liên quan tới sự
    sống còn của doanh nghiệp xây dựng.
    Nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
    cơ chế chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa, từng bước hội nhập
    sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới điều này mang đến nhiều cơ hội và cả thách
    thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó hiệu quả sử dụng vốn là một
    vấn đề đang được quan tâm. Nhìn chung hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính
    của các doanh nghiệp ở Việt Nam đặc biệt là hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
    còn đang ở mức thấp so với các doanh nghiệp trên thế giới. Nếu chúng ta
    không có giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính
    thì các doanh nghiệp sẽ khó đứng vững được trong môi trường cạnh tranh
    quốc tế và sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu. Vấn đề đặt ra là Vốn lưu động lấy ở
    đâu và quản lý như thế nào cho có hiệu quả đặt ra cho nhiều doanh nghiệp.
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng
    VLĐ trong doanh nghiệp và trong thời gian thực tập tại Công ty Trường
    Thành em mạnh dạn chọn chuyên đề “Vốn lưu động và các giải pháp nâng
    cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Trường Thành – Bộ Đội
    Biên Phòng”.
    Luân văn sẽ đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết vấn đề huy
    động và sử dụng hiệu quả VLĐ của Công ty, bố cục luận văn gồm 3 chương:
    CHƯƠNG I: Lý luận chung về vốn lưu động của doanh nghiệp trong
    nền kinh tế thị trường
    CHƯƠNG II: Thực trạng công tác tổ chức quản lý và hiệu quả vốn
    lưu động tại công ty Trường Thành – Bộ Đội Biên Phòng.
    CHƯƠNG III: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử
    dụng vốn lưu động tại công ty Trường Thành.
    Với sự giúp đỡ và chỉ dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn, cùng
    với sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị trong phòng tài chính - kế toán Công
    ty Trường Thành, luận văn đã được hoàn thành.
    Qua đây cho em gửi lời cảm ơn cô hướng dẫn Th.s Phạm Thị Vân Anh,
    ban lãnh đạo và các anh chị ở Công ty Trường Thành đã tạo điều kiện giúp đỡ
    em hoàn thành luận văn này.
    Với kiến thức và sự hiểu biết còn nhiều khiếm khuyết, luân văn của em
    trình bày không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em rất mong được sự
    đóng góp và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!


    CHƯƠNG 1:
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH
    NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.



    1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp.
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, kết cấu của vốn lưu động
    trong doanh nghiệp.
    1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động.
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động,
    các doanh nghiệp còn cần các đối tượng lao động (nguyên liệu, nhiên liệu, vật
    liệu, bán thành phẩm) thay đổi hình thái biểu hiện ban đầu, giá trị của nó được
    chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị của sản phẩm hàng hoá.
    Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về mặt hình thái hiện vật đ-
    ược gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị thì được gọi là vốn lưu
    động của doanh nghiệp.
    Biểu hiện dưới dạng vật chất của vốn lưu động gồm: Tài sản lưu động
    sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
    Tài sản lưu động sản xuất của doanh nghiệp: Bao gồm những vật tư dự
    trữ cho quá trình sản xuất, các vật tư nằm trong quá trình chế biến và những t-
    ư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn cho tài sản cố định. Vậy tài sản lưu động
    sản xuất bao gồm : Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, sản
    phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ.
    Tài sản lưu động lưu thông gồm có: Các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu
    thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí
    chờ kết chuyển, chi phí trả trước.
    Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản l ưu động sản xuất và
    tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau,
    đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường
    xuyên, liên tục.
    Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá_tiền tệ. Để hình thành nên tài sản
    lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông doanh nghiệp nào cũng cần
    phải chi ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định để đầu tư vào các tài sản đó.
    Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các tài sản lưu động của doanh
    nghiệp được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
    Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn
    của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường
    xuyên lặp lại theo chu kỳ được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn
    lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động lại thay đổi
    hình thái biểu hiện và sự vận động, chuyển hoá hình thái biểu hiện c ủa vốn l-
    ưu động được mô tả qua sơ đồ sau :


    T - H . SX . H’ - T’

    (Trong đó: T’ = T + DT)


    Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động
    của vốn lưu động được thực hiện theo trình tự sau:


    T - H - T’


    (Trong đó: T’ = T + DT)


    Sự vận động các vốn lưu động trải qua các gia đoạn và chuyển hoá từ hình
    thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản
    xuất, rồi cuối cùng trở lại về hình thái vốn tiền tệ ban đầu được gọi là sự tuần
    hoàn vốn lưu động. Cụ thể, sự tuần hoàn vốn lưu động được chia thành các
    giai đoạn sau:
    + Giai đoạn một (T - H): Bắt đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình
    thái vốn bằng tiền (T) được dùng để mua các loại đối tượng lao động để dự
    trữ sản xuất (H). Như nguyên liệu, vật liệu bán thành phẩm, phụ tùng thay thế.
    Vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã hình thành từ hình thái tiền tệ chuyển
    sang hình thái vật tư, hàng hoá.
    + Giai đoạn hai (H . SX . H’): ở giai đoạn này, doanh nghiệp tiến hành
    thực hiện các hoạt dộng sản xuất sản phẩm. Các vật tư dự trữ sản xuất (H) đi
    dần vào sản xuất và trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm mới (H’) được
    tạo ra. Vậy trong giai đoạn này vốn lưu động từ hình thái vốn sản phẩm dở
    dang chuyển sang hình thái hình thái vốn thành phẩm.
    + Giai đoạn ba (H’- T’): Trong giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành thực
    hiện việc tiêu thụ sản phẩm (H’) và thu tiền về (T’). Vậy vốn lưu động ở giai
    đoạn này đã chuyển từ hình thái vốn thành phẩm sang hình thái vốn bằng tiền
    và kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn lưu động .
    Do quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường
    xuyên, liên tục nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng; được lặp đi,
    lặp lại có tính chất chu kỳ và được gọi là chu chuyển của vốn lưu động. Vì sự
    chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc th-
    ường xuyên tồn tại các bộ phận vốn lưu động khác trên các giai đoạn khác
    nhau của quá trình tái sản xuất.
    Đặc điểm của vốn lưu động:
    - Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu
    hiện từ dạng tiền tệ sang dạng phi tiền tệ và ngược lại.
    - Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn
    lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
    - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh

    doanh.
    1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động.
    Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải
    tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau, phù hợp với
    yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp khác nhau. Thông thường có những
    cách phân loại sau đây:
    Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành:
    * Vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
    - Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang
    chuyển. Tiền là một tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng
    chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...