Chuyên Đề Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại
    CHƯƠNG I:
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

    I. KHÁI QUÁT VỐN KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI.
    1. Khái niệm vốn kinh doanh.
    Để kinh doanh hàng hóa dịch vụ, các doanh nghiệp cần phải có một số tiền vốn nhất định, gọi là vốn kinh doanh.
    Vốn kinh doanh của doanh của doanh nghiệp thương mại ( DNTM ) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh bao gồm:
    - Tài sản hiện vật như nhà kho, cửa hàng, hàng hóa dự trữ.
    - Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và đá quý.
    - Bản quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác.
    2. Vai trò của vốn kinh doanh.
    Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanh nghiệp theo luật định. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại phát triển của các doanh nghiệp. Tuỳ theo nguồn của vốn kinh doanh, cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có tên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh.
    Vốn kinh doanh của DNTM lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện quan trọng nhất để xếp doanh nghiệp vào loại quy mô lớn, trung bình hay nhỏ, siêu nhỏ và cũng là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng hóa, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa, là điều kiện để phát triển kinh doanh.
    Vốn kinh doanh thực chất là nguồn của cải của xã hội được tích luỹ lại, tập trung lại. Nó chỉ là một điều kiện, một nguồn khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi biết quản lý, sử dụng chúng một cách đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
    Trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, huy động được vốn mới chỉ là bước đầu, quan trọng hơn là quyết định hơn là nghệ thuật phân bố, sử dụng số vốn với hiệu quả cao nhất ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp trên thương trường bởi vậy cần phải có chiến lược bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh.
    Vốn kinh doanh của DNTM là yếu tố về giá trị. Nó chỉ phát huy tác dụng khi bảo tồn được và tăng lên được sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Nếu vốn không được bảo toàn và tăng lên trong mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản, tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí, không có hiệu quả.
    3. Khái niệm và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
    3.1. Khái niệm hiệu quả.
    - Quan niệm về hiệu quả kinh tế :
    + Theo nghĩa tổng quát : hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, bảo đảm thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất.
    + Theo nghĩa toàn diện : hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Nếu chi phí bỏ ra càng ít mà kết quả thu được càng nhiều thì điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
    Đối với mỗi doanh nghiệp việc sản xuất kinh doanh cần phải có hiêụ quả cao. Trước hết cần phải tổ chức bộ máy quản lý tài chính thật tốt, đúng chế độ hạch toán kết toán của Nhà nước, đồng thời với việc phân tích, đánh giá sử dụng đồng vốn có hiệu quả, cùng với việc đẩy nhanh hoạt động sản xuất với phát triển thị trường tiêu thụ, hạn chế ảnh hưởng xấu tới môi trường, đẩy mạnh quan hệ xã hội.
    - Quan điểm về hiệu quả : khi xem xét hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên các quan điểm sau :
    + Bảo đảm thống nhất giữa mục đích kinh tế và mục đích chính trị
    + Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống (tức là việc nâng cao hiệu quả kinh tế của một cá biệt phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế ngành, xã hội).
    + Bảo đảm kết hợp hài hoà 3 loại lợi ích : Nhà nước, tập thể, cá nhân người tiêu dùng.
    + Bảo đảm tính thực tiễn của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
    + Bảo đảm chất lượng phục vụ yêu cầu của xã hội
    + Bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch .
    3.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
    Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thường người ta đứng trên hai góc độ :
    - Hiệu quả kinh tế : là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được về mặt kinh tế với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sau một quá trình kinh doanh.
    - Hiệu quả xã hội : của một quá trình kinh doanh được thể hiện ở mức độ tham gia của doanh nghiệp vào các chương trình kinh tế xã hội. Thông qua các hoạt động kinh doanh của mình thực hiện các chính sách, phân loại, tạo việc làm cho người lao động, môi trường công bằng xã hội .
    Việc kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội chỉ là một, sẽ cho ta đánh giá hiệu quả một cách đúng đắn bởi một hoạt động sản xuất kinh doanh mạng lại nhiều lợi nhuận (hiệu quả kinh tế cao) mà không gây tác hại đến cộng đồng, môi trường thiên nhiên thì nó được đánh giá là có hiệu quả và không bị ngăn chặn, và ngược lại.
    Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó
     
Đang tải...