Thạc Sĩ Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
    Định dạng file word


    Mục lục
    Trang
    Mở đầu
    Chương 1: Vốn đối với quá trình phát triển nông nghiệp
    Vốn và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp
    Khái niệm về vốn
    Cơ cấu nguồn vốn và các phương thức huy động vốn trong nước
    Vai trò của vốn đối với phát triển nông nghiệp
    Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn để phát triển nông
    nghiệp
    Nhu cầu vốn quyết định qui mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
    Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp chi phối khả năng huy động
    vốn
    Khả năng cung ứng của các nguồn vốn và trình độ phát triển của
    hệ thống tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến huy động vốn
    Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến việc huy động vốn
    Kinh nghiệm của một số nước trong việc tạo vốn để phát triển
    nông nghiệp
    Chương 2: Thực trạng huy động vốn để phát triển nông
    nghiệp ngoại thành Hà Nội.
    Điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình phát triển nông nghiệp
    ngoại thành Hà Nội thời gian qua
    Điều kiện tự nhiên, xã hội
    Tình hình phát triển nông nghiệp ngoại thành thời gian qua
    Thực trạng huy động vốn để phát triển nông nghiệp ngoại
    thành Hà Nội
    Thực trạng huy động vốn thông qua nguồn ngân sách nhà nước để
    phát triển nông nghiệp ngoại thành
    Thực trạng huy động vốn tín dụng nhà nước để phát triển nông
    nghiệp ngoại thành
    Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát
    triển nông nghiệp
    Thực trạng huy động vốn từ dân cư để phát triển nông nghiệp
    Đánh giá chung
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu huy động vốn
    có hiệu quả nhằm đẩy mạnh phát triển nông
    nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới
    Định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội và dự
    báo nhu cầu về vốn
    Định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành
    Dự báo nhu cầu về vốn
    Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm huy động có hiệu
    quả các nguồn vốn, để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà
    Nội trong thời gian tới
    Một số phương hướng chủ yếu để huy động vốn có hiệu quả để
    phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
    Những giải pháp chủ yếu huy động có hiệu quả các nguồn vốn
    để phát triển nông nghiệp ngoại thành trong thời gian tới
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là nước nông nghiệp, có gần 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao
    động làm nông nghiệp, do đó nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vị trí trọng yếu trong đời
    sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng và
    Nhà nước ta chủ trương mở mang công nghiệp, dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn.
    Trong bối cảnh đó, việc huy động có hiệu quả các nguồn vốn để cung ứng đủ vốn cho
    nông nghiệp, nông thôn là vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quyết định. Hà Nội là trung tâm
    chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nước. Trong những năm đổi mới,
    nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có sự chuyển biến mạnh mẽ; phát triển đa dạng, phong
    phú và đạt trình độ thâm canh cao hơn các vùng, miền khác trong cả nước. Tuy nhiên, so
    với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, nông nghiệp ngoại thành
    Hà Nội vẫn còn những yếu kém. Sự phát triển nông nghiệp ở vùng này còn gặp nhiều hạn
    chế, trở ngại, trong đó có vấn đề: thiếu vốn và chưa huy động được tối đa các nguồn vốn
    vào phát triển nông nghiệp. Vấn đề huy động vốn trên địa bàn ngoại thành có những lợi
    thế, đặc điểm và yêu cầu riêng. Các giải pháp nào đẩy mạnh việc huy động có hiệu quả các
    nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội? Do đó chọn đề tài luận văn này
    vẫn là cần thiết, góp phần nhỏ vào việc giải đáp các câu hỏi trên đây.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Phạm trù tư bản, tích tụ và tập trung tư bản; vai trò của nó trong quá trình công
    nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đề cập
    trong nhiều tác phẩm. Hiện nay, trên các ấn phẩm, các nhà kinh tế học hiện đại cũng tiếp
    tục nghiên cứu vấn đề này.
    ở nước ta, dưới ánh sáng đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, vấn đề vốn phục vụ
    phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung, vốn cho phát triển công nghiệp, vốn cho phát
    triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
    Đáng chú ý là các tác phẩm sau đây:
    1. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam - GS
    Nguyễn Điền (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997;
    2. Tích tụ và tập trung vốn trong nước để phát triển công nghiệp nước ta hiện nay
    - Trần Xuân Kiên, Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
    Minh, Hà Nội, 1998;
    3. Đầu tư trong nông nghiệp, thực trạng và triển vọng - TS Nguyễn Sinh Cúc và
    TS Nguyễn Văn Tiêm (chủ biên), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995;
    4. Khuyến khích đầu tư trong nước - GS,TS Chu Văn Cấp, Tạp chí Nghiên cứu lý
    luận, số 1/1995;
    5. Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển
    kinh tế Việt Nam - Nguyễn Văn Lai, Luận án TS Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị
    Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội ,1996;
    6. Một số giải pháp đầu tư vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
    nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay, TS Cao Sỹ Kiêm, Tạp chí Ngân hàng, số 13/1998;
    7. Vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn
    - GS,TS Thứ trưởng Bộ Tài chính Tào Hữu Phùng, Tạp chí Cộng sản, số 1/1999.
    .
    Tháng 7/1998, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức
    cuộc Hội thảo quốc gia: "Nghị quyết Trung ương 4 và vấn đề tín dụng nông nghiệp, nông
    thôn".
    Hầu hết các công trình nêu trên đã đề cập một cách toàn diện, khái quát hoặc đi
    sâu phân tích từng mặt của quá trình đầu tư vốn nói chung, đầu tư vốn phát triển nông
    nghiệp, nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào vấn đề huy động
    vốn trên địa bàn các huyện ngoại thành, nơi mà điều kiện, đặc điểm và yêu cầu phát triển
    kinh tế - xã hội chứa đựng những đặc trưng kinh tế riêng đang đòi hỏi phải được nghiên
    cứu. Vì vậy, luận văn: "Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai
    đoạn hiện nay" là đề tài cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    Mục đích:
    Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng huy động vốn trong nông nghiệp ngoại thành Hà
    Nội, đề xuất những phương hướng, giải pháp khả thi nhằm huy động có hiệu quả các
    nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, góp phần chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
    Nhiệm vụ:
    Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về vốn, đặc điểm, vai trò vốn đầu tư
    cho phát triển nông nghiệp.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn phục vụ phát triển nông nghiệp
    ngoại thành Hà Nội.
    - Luận chứng phương hướng, giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn vốn phục
    vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Nội dung nghiên cứu của luận văn liên quan chủ yếu đến lĩnh vực huy động vốn trong
    nước (vốn bằng tiền) để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
    Đề tài thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị nên chỉ tập trung vào những phương
    hướng, quan điểm và giải pháp có tính chất định hướng.
    Những tài liệu, số liệu được phân tích ở thời kỳ đổi mới kinh tế, chủ yếu là trong 5
    năm trở lại đây.
    5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu luận văn
    - Thực hiện đề tài luận văn, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng trong các văn kiện Đại hội VI, VII,
    VIII và các Hội nghị Trung ương. Đồng thời, tham khảo một số lý thuyết kinh tế hiện đại,
    đặc biệt là lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    - Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương
    pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin; coi trọng phương
    pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp chặt chẽ với phương pháp điều tra
    khảo sát thực tiễn nhằm khái quát, chọn lọc tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để
    đưa vào luận văn.
    6. Những điểm mới của luận văn
    - Trình bày một cách hệ thống lý luận về vốn và vai trò của vốn đối với quá trình
    phát triển nông nghiệp.
    - Đánh giá thực trạng huy động vốn phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
    - Đưa ra những giải pháp có tính chất định hướng, góp phần huy động có hiệu quả
    các nguồn vốn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết, 12 biểu và 8 phụ
    lục.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    [1].
    [2].
    [3].
    [4].
    [5].
    [6].
    [7].
    [8].
    [9].
    Nguyễn Tuấn Anh, Chiến lược huy động và sử dụng vốn, tập 1 - Những giải pháp
    huy động vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, Hà Nội, 1991.
    Ban Công nghiệp, thương mại - dịch vụ, Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ kế hoạch
    và đầu tư, Hà Nội, 1998
    Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2010 của thành phố Hà Nội,
    12/1994.
    Báo cáo thống kê chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội từ năm 1991 -1994.
    Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1998 của Ngân hàng Nông nghiệp và
    phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 3/1999.
    Báo cáo kinh tế của Ngân hàng thế giới: Việt Nam chuẩn bị cất cánh? Làm thế nào
    Việt Nam có thể tham gia toàn diện vào quá trình phục hồi của Đông á - Hà Nội,
    tháng 12/1999.
    Phạm Đăng Binh và Nguyễn Văn Lập (dịch), Dictionary of Economic Penguin. Từ
    điển kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995.
    Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chương trình phân tích và lựa chọn chiến
    lược công nghiệp hóa, Hà Nội, 1994.
    Cao Cự Bội, Cải cách triệt để Ngân hàng - Tài chính. Thời báo Kinh tế Việt Nam,
    số 100, thứ tư 16/12/1999.
    [10]. Chu Văn Cấp, Khuyến khích đầu tư trong nước. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số
    1/1994.
    [11]. Trần Mai Chi, Công nghiệp hóa dựa trên cơ sở hy sinh nông nghiệp - Những bài
    học kinh nghiệm rút ra từ Đài Loan và Hàn Quốc. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số
    6/1998.
    [12]. Trần Văn Chử (chủ biên), Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
    1999.
    [13]. Nguyễn Sinh Cúc và TS Nguyễn Văn Tiêm, Đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng
    và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
    [14]. ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành TW, khóa VI, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội ,1995
    [15]. ĐCSVN: Dự thảo văn kiện Hội nghị TW 7, khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội, 1996.
    [16]. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà Nội, 1996.
    [17]. ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW khóa VIII, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 1998.
    [18]. ĐCSVN: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp,
    nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
    [19]. Dự án điều tra và kiến nghị các chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển
    kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội: chuyên đề đề xuất các cơ chế, chính sách
    nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc từ
    ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, Hà Nội, 2/1999.
    [20]. Trần Thọ Đạt, Trần Đình Toàn, Tín dụng ở các nước đang phát triển và những bài
    học cho nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 250, tháng 3/1999.
    [21]. Nguyễn Điền, (chủ biên), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu
    á và Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
    [22]. Malcolm Gillis (và các tác giả), Kinh tế học của sự phát triển, tập 1, Viện Nghiên
    cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1990.
    [23]. Malcolm Gillis (và các tác giả), Kinh tế học của sự phát triển, tập 2, Viện nghiên
    cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1990.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...