Tiểu Luận Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU:


    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD] T[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    hế giới đang bước vào xu thế toàn cầu hoá, với những bước phát triển rõ rệt cùng những thay đổi nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ và những biến đổi khác trong chính trị, xã hội. Tất cả đã đem lại cho thời đại một sắc màu riêng.
    Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, các quốc gia đã không ngừng “chuyển mình” để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển, và sự “chuyển mình” ấy chỉ thực sự đạt hiệu quả khi các quốc gia mở rộng được nguồn vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển (có tỷ lệ tích luỹ thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn để phát triển kinh tế). Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động đầu tư nước ngoài là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế, trên cả giác độ vĩ mô và vi mô.Trên giác độ vĩ mô, đầu tư nước ngoài tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người - ba khía cạnh để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trên giác độ vi mô, đầu tư nước ngoài có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, vấn đề lưu chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước . Đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng và nó đã khẳng định rõ vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các nước được đầu tư. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi FII có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển thì FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, bổ sung vốn trong nước, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công, tăng nguồn thu cho ngân sách .
    Thực tế trong những năm qua cũng như dự báo cho giai đoạn tới đã khẳng định tầm quan trọng của FDI với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Đánh giá đúng vị trí, vài trò của đầu tư nước ngoài, Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đã coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được khuyến khích phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm và đề ra nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là FDI) đối với chiến lược phát triển KT – XH của cả nước.
    Vì những nguyên do đó mà đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tác động của nó đối với nền kinh tế nước được đầu tư là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm em đã chọn đề tài tiểu luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với những vai trò của nó tới phát triển kinh tế cũng như mọi khía cạnh của đời sống xã hội của các nước được đầu tư, và theo đó nhóm em cũng xin đưa ra sự liên hệ về FDI với Việt Nam.
    Tiểu luận của chúng em bao gồm những nội dung sau:
    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)


    I. Khái niệm về FDI 4
    1.Định nghĩa 4
    1.1. Một số vấn đề chung về đầu tư 4
    1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI . 6
    1.2.1. Khái niệm . 6
    1.2.2. Nguyên nhân xuất hiện FDI 6
    1.2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp 7
    2. Phân loại . 7
    II. Đặc điểm FDI 9
    III. Tác động của FDI và các giải pháp khắc phục 10
    1. Tích cực 10
    2. Tiêu cực 12
    3. Giải pháp 14
    IV. Liên hệ với Việt Nam . 15
    1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam . 15
    2. Tiềm năng và thách thức . 16
    2.1. Tiềm năng . 16
    2.2. Thách thức . 17
    3. Tình hình FDI ở Việt Nam 18
    3.1. Tình hình FDI theo giai đoạn . 18
    3.2. Tình hình FDI theo cơ cấu ngành 20
    4. Tác động của FDI 22
    4.1. Tích cực . 22
    4.1. Tiêu cực . 22
    5. Giải pháp khắc phực tiêu cực 24
    Tổng kết 25
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...