Thạc Sĩ Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3
    4. TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 3
    5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 4
    5.1 Đối tượng nghiên cứu . 4
    5.2 Phạm vi nghiên cứu 5
    6.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
    7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 5
    PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỐN CON NGƯỜI VÀ MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH
    SỐ NĂM ĐI HỌC HIỆU QUẢ . 6
    1.1 Lý thuyết về vốn con người. 6
    1.2 Giáo dục và thu nhập – Mô hình đi học 7
    1.3 Hàm thu nhập Mincer . 11
    1.3.1 Sự hiệu quả của đầu tư trong mô hình đi học . 11
    1.3.2 Đầu tư cho đào tạo trong thời gian làm việc (Post-School Investment) 14
    1.3.3 Hàm ước lượng logarithm thu nhập . 17
    1.3.4 Những ưu điểm và hạn chế của mô hình hàm thu nhập Mincer 23
    1.4 Nhận xét, đánh giá về lý thuyết vốn con ng ười . 24
    PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
    2.1. Đặc điểm của thị trường giáo dục ở Việt Nam . 27
    2.1.1 Dịch vụ giáo dục và thị trường giáo dục 27
    2.1.2 Một số thất bại của thị trường (Market failures) giáo dục . 28
    2.2. Mức học phí của các trường đại học 32
    2.2.1 Đối với các trường công lập 32
    2.2.2 Đối với các trường ngoài công lập . 34
    2.3. Chênh lệch thu nhập của người lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo 43
    2.3.1 Chênh lệch thu nhập trong các doanh nghiệp. 43
    2.3.2 Nguyên nhân của sự chênh lệch thu nhập. . 47
    2.4. Ước lượng suất sinh lợi của giáo dục. 49
    2.5. Kết luận. 57
    PHẦN 3: GỢI Ý CHÍNH SÁCH . 61
    3.1. Vai trò của nhà nước trong thị trường giáo dục 61
    3.2. Vai trò của nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu thị tr ường giáo dục . 62
    3.2. Vai trò của phụ huynh – học sinh trong việc đáp ứng nhu cầu thị tr ường giáo
    dục 64
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 68
    PHỤ LỤC . a
    Phụ lục 1 a
    Phụ lục 2 c1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    “Vốn con người (Human Capital) là những gì liên quan đến tri thức, kỹ năng
    và những thuộc tính tiêu biểu khác của một cá nhân ảnh hưởng đến các hoạt
    động kinh tế” (OECD, 1998)1
    . Vốn con người được hình thành thông qua việc
    đầu tư cho người lao động, bao gồm các khoản chi cho giáo dục, bồi dưỡng
    kỹ thuật, bảo vệ sức khoẻ, lưu chuyển sức lao động trong nước, di dân nhập
    cảnh và các phúc lợi xã hội khác. Trong đó, quan trọng nhất l à đầu tư vào
    giáo dục và bảo vệ sức khoẻ. Việc đầu tư này có lợi cho tố chất sức lao động,
    nâng cao năng lực công tác, trình độ kỹ thuật, mức độ lành nghề, sức khoẻ,
    đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, điều chỉnh sự thừa thiếu sức
    lao động hiện có trong nước, tận dụng sức lao động nước ngoài và tiết kiệm
    chi phí giáo dục.
    Quan niệm đầu tư cho giáo dục có nghĩa rất rộng, không chỉ là đầu tư vào học
    tập trong nhà trường và đào tạo sau khi học mà còn là đầu tư khi còn ở nhà,
    trước tuổi đi học và đầu tư vào thị trường lao động để tìm việc. Kinh tế học
    phương Tây dùng lý thuyết vốn con người để giải thích sự khác biệt mức
    lương theo tuổi tác và nghề nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp không đồng đều, sự
    phân bổ lao động vào các khu vực kinh tế và xác định số năm đi học hiệu
    quả.
    Giáo dục rất quan trọng. Mọi người đều biết rằng học càng nhiều thì càng có
    nhiều cơ hội để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên không phải tất cả mọi người
    đều đầu tư vào các mức học vấn cao như đại học. Nguyên nhân chính là do
    nguồn tài nguyên của cá nhân (hay của gia đình) hạn hẹp, chi tiêu cho giáo
    dục phải cạnh tranh với nhiều khoản chi tiêu cho các nhu cầu khác. Nếu đầu
    tư cho giáo dục là có lợi, nghĩa là giáo dục làm gia tăng thu nhập của người
    1
    OECD (1998), Human Capital Investment- An International Comparision, Paris: OECD2
    đầu tư, thì việc chi tiêu cho giáo dục rõ ràng là điều nên làm. Việc đi học đem
    lại lợi ích do gia tăng mức thu nhập, chúng ta đều có cảm nghĩ một cách định
    tính như vậy. ). Tuy nhiên, nên theo học chuyên ngành nào và đi học bao
    nhiêu năm (hệ đào tạo nào) thì hiệu quả là bài toán khó khăn cho các bậc phụ
    huynh, học sinh. Vì vậy, việc ước lượng suất sinh lợi của giáo dục không chỉ
    có ích các học viên mà còn là cơ sở để xác định mức học phí, chuyên ngành
    đào tạo hợp lý cho các trường học (đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng và
    dạy nghề
    Trong quá trình điều tra nghiên cứu, tham khảo tài liệu, tìm kiếm một số kết
    quả nghiên cứu trước đây về các vấn đề có liên quan, tác giả chọn đề tài “Vốn
    con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả” làm đề tài nghiên
    cứu khoa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ước lượng suất sinh lợi của giáo
    dục là vấn đề rất mới và còn nhiều tranh cãi ở Việt Nam, vì vậy đề tài khó
    tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý độc giả.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu nghiên cứu
     Nghiên cứu cơ sở lý luận về vốn con người.
     Tìm hiểu đặc điểm của thị trường giáo dục ở Việt Nam.
     Ước lượng suất sinh lợi của giáo dục Việt Nam .
     Gợi ý cơ sở để xây dựng chính sách về ngành nghề tào tạo, mức học
    phí hiệu quả cho các trường đại học, cao đẳng.
    Câu hỏi nghiên cứu chính
    (1)Căn cứ vào cơ sở nào để xác định số năm đi học hiệu quả?
    (2)Căn cứ vào cơ sở nào để các trường đại học, cao đẳng xác định mức
    học phí, ngành nghề đào tạo?
    (3)Căn cứ vào cơ sở nào để các phụ huynh, học sinh xác định chuyên
    ngành học, hệ đào tạo cho hiệu quả?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...