Chuyên Đề Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong đi

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường
    Chương I
    Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường.

    I - VỐN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
    I.1/ Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp
    Những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong điều kiện đó các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng và phát triển, xuất hiện các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng song song tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luật. Trong nền kinh tế quốc dân thì mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế. Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, lao vụ dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
    Để tiến hành sản xuất sản phẩm, mọi doanh nghiệp đều cần phải có hai yếu tố cơ bản, đó là sức lao động và tư liệu sản xuất. Căn cứ vào tính chất và tác dụng khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất lại chia ra làm hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động.
    Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ. Căn cứ vào tính chất và tác dụng khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất lại chia ra làm hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động.
    Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu được tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc . Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi, song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
    Trong thực tế, tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý ở từng thời kỳ nhất định mà người ta có những quy định thống nhất và tiêu chuẩn giới hạn của một TSCĐ. Theo chế độ tài chính mới nhất định mà người ta có những quy định thống nhất và tiêu chuẩn giới hạn của một TSCĐ. Theo chế độ tài chính mới nhất qui định những tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải có đủ hai điều kiện sau:
    - Có thời hạn sử dụng trên một năm.
    - Có giá trị từ 5 triệu đồng Việt Nam trở lên.
    Những tư liệu lao động nào không đủ một trong hai điều kiện trên sẽ được coi là công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động và do nguồn vốn lưu động tài trợ. Tuy nhiên do yêu cầu của công tác quản lý, trong một số trường hợp có những tư liệu lao động dù giá trị và thời hạn sử dụng không đủ tiêu chuẩn quy định nhưng vấn được coi là TSCĐ của doanh nghiệp như tổ hợp các đồ dùng trong một phòng làm việc một khách sạn . Mặt khác, trong doanh nghiệp có một số khoản chi đầu tư cho sản xuất kinh doanh về tính chất luân chuyển cũng tương tự như TSCĐ vì vậy được coi là các TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình). Ví dụ như các khoản chi đầu tư mua các bằng phát minh sáng chế, các chi phí cho việc nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng, phát hiện, thăm dò .
    Từ những nội dung trình bày trên, có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong doanh nghiệp như sau:
    Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó được chuyển dịch dần dần từng phần vào giá thành sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo.
    Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá, những TSCĐ đó không chỉ được biểu hiện dưới hình thái vật chất mà còn dưới hình thái giá trị. Để đầu tư mua sắm TSCĐ, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định. Vì vậy, số vốn tiền tệ ứng trước xây dựng, mua sắm TSCĐ được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp.
    Trong các doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ có nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có những đặc điểm về tính chất kỹ thuật công dụng khác nhau, được sử dụng trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy cần phân loại TSCĐ để có những biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn.
    Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có những cách phân loại TSCĐ chủ yếu sau:
    a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
    Theo phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại: TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình)
    * TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các vật kiến trúc . Những TSCĐ này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    * TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng phát minh sáng chế hay nhãn hiệu thương mại
     
Đang tải...