Sách Việt Sử Thông Luận

Thảo luận trong 'Sách Lịch Sử - Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt Sử Thông Luận Như đoạn trên đã nói, lịch sử Việt là một cuộc đấu tranh liên tiếp từ xưa tới nay cónon một vạn năm.Căn cứ không phải là một sự hàm hồ vu khoát mà là nhận định xác đáng hiển nhiên, mặc dầu về đời Ðông Châu, Khổng Tử đã hủy bớt điển tích xưa mà soạn lại điển tích mới thông dụng của nòi Hán, nhưng trong các sách ngoại ký, tạp ký của Tàu vẫn cho ta nhận thấy những cái dấu vết ngàn xưa của dân tộc Việt. Hơn một vạn năm trước, giải đất triều lưu sông Hoàng Hà lên đến núi Thái Sơn là cuộc tranh giành rất kịch liệt giữacác dân tộc mà trong đó có dân tộc Việt đã nắm một thắng thế khá lâu. Lại theo các khảo sách và khảo cổ Âu Tây, Nhật và cả Trung Hoa cũng đều công nhận như vậy, nhất là từ ngày tìm được cái mai rùa (Giáp Tuất) trên có ghi chép trong sử sách Tàu từ đơ ? HạVũ trở về trước đã thành lập nghi vấn, xem đấy đủ thấy cái văn minh quá khứ của dân Việt. "Số tự Nam Viêm hữu diện tứ chi quốc", Viêm đây là Viêm Ðế, vua nòi giống Việt thời Môn Hóa, rồi còn bao nhiêu cái ghi chép trong sử Tàu, như Việt Thường hiến chim Trĩ, vua Hùng hiến vua Nghiêu con Thần Quy (Rùa Thần) rồi do đó người Tàu chế raQuy Lịch (lịch Rùa). Hoàng Ðế đánh Viêm Ðế để lấy nam châm mà Suy Vưu cũng là giống Miêu tức là Việt về thời ấy, sử ta nhận vua Ðế Minh họ Thần Nông là tổ phương Nam đều là những việc có căn cứ. Người Lào, Xiêm, Miến Ðiện nhận giống Thái (Tây, Nùng, Dao) là do gốc ở Thái Sơn tràn xuống. Sách Chúc Phương Thi cũng cùng công nhận từ Dương Tử Giang xuống Nam, các dân tộc không phải là Hán, các dân ấy là Cửu Mân (9 giống dân Việt), Bát Lạc (8 giống Lạc), Lạc Việt Tam Ân (3 giống Ân) và Bách Việt (nhiều giống Việt không đủ tên gọi).
     
Đang tải...