Tiểu Luận Việt Nam với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN Từ chính sách đến thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Mục lục

    Lời mở đầu. 1
    I. Khái quát chung về Cộng đồng ASEAN 3
    1. Cơ sở lý luận và quá trình hình thành ý tưởng Cộng đồng ASEAN 3
    1.1 Cơ sở lý luận. 3
    1.2 Bối cảnh và quá trình hình thành ý tưởng Cộng đồng ASEAN 3
    2. Cộng đồng ASEAN và các yếu tố cấu thành. 4
    2.1 Khái niệm và mục tiêu xây dựng cộng đồng. 4
    2.2 Các trụ cột của Cộng đồng ASEAN 5
    2.3 Hiến chương ASEAN 5
    II. Nhận thức và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 7
    1. Nhận thức chung của Việt Nam về Cộng đồng ASEAN 7
    2. Nhận thức và quan điểm của Việt Nam về các trụ cột 8
    3. Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với việc xây dựng Cộng đồng ASEAN 9
    III. Triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam 11
    1. Đối với Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN 12
    2. Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN 13
    3. Đối với Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN 14
    IV. Đánh giá chính sách đối ngoại Việt Nam và nhận định về tương lai của Cộng đồng ASEAN 15
    1. Đánh giá về chính sách đối ngoại Việt Nam 15
    1.1 Đánh giá chung về hoạch định chính sách đối ngoại 15
    1.2 Đánh giá về đóng góp của Việt Nam 16
    1.3 Đánh giá về vị thế của Việt Nam trong ASEAN 16
    2. Nhận định của Việt Nam về tương lai của Cộng đồng ASEAN 17
    Lời kết 18
    Danh mục tài liệu tham khảo: 19


    Lời mở đầu

    Ngay từ khi thành lập 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) luôn nêu cao mục tiêu xây dựng một khu vực hòa bình ổn định và thống nhất làm tiền đề để cùng nhau phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển thì sự hợp tác, liên kết trong khuôn khổ ASEAN ngày càng mở rộng, từ 5 nước thành viên ban đầu đến nay Hiệp hội đã đưa toàn bộ 10 nước Đông Nam Á vào một ngôi nhà chung thống nhất.
    Đứng trước những thách thức cả về vấn đề chính trị - an ninh, kinh tế và xã hội, lãnh đạo các nước trong khu vực nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Qua “Tầm nhìn ASEAN 2020” năm 1997, các quốc gia thành viên đã hướng tới ý tưởng về một Cộng đồng gắn kết với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động, một khu vực kinh tế phát triển và một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau. Sau đó, ý tưởng này đã được chính thức hoá tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 tháng 10/2003, trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, khẳng định Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên ba trụ cột là hợp tác chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoá-xã hội.
    Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước thành viên trong đó có Việt Nam. Từ khi gia nhập đến nay, Việt Nam đã có nhiều biến chuyển về chính sách đối ngoại và cách nhìn nhận về những vấn đề khu vực. Việt Nam với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp hội cũng tán thành ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN và có nhiều đóng góp vào tiến trình này.
    Tuy nhiên nhiều người chưa có được cái nhìn và nhận thức đầy đủ về quan điểm và thái độ của Việt Nam đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Bài nghiên cứu này sẽ giúp ta có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề trên.
    Ngay từ đầu, khi thảo luận về đề tài của bài tiểu luận, nhóm chúng tôi đã nhất trí sẽ không gợi lại những vấn đề nhạy cảm của quan hệ Việt Nam – ASEAN trong quá khứ, thay vào đó là nhìn nhận và đón đầu tương lai. Bởi vậy, nhóm đã chọn đề tài là “Việt Nam với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN: Từ chính sách đến thực tiễn” trong giai đoạn từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/7/1995 cho đến nay. Chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu là “Liệu chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với việc hình thành Cộng đồng đã đáp ứng được xu thế chung của khu vực hay chưa? Và những gì Việt Nam đã đóng góp có thực sự đẩy nhanh tiến trình này hay không?”.
    Trong bài tiểu luận, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích dự báo để giải quyết vấn đề này. Ngoài lời mở đầu và lời kết, bố cục bài tiểu luận được chia làm 4 phần chính như sau:

    Phần I: Khái quát chung về Cộng đồng ASEAN
    Trong phần này chúng tôi sẽ nêu ra quá trình hình thành Cộng đồng ASEAN dựa trên cơ sở lý luận, bối cảnh khu vực và tác động của các nước lớn; khái niệm, giới thiệu chung về Cộng đồng ASEAN và các yếu tố cấu thành gồm ba trụ cột và Hiến chương ASEAN.


    Phần II: Nhận thức và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
    Phần này chúng tôi sẽ đưa ra nhận thức và quan điểm của Việt Nam về Cộng đồng ASEAN nói chung và cụ thể hơn là về ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội. Từ đó sẽ phân tích chính sách đối ngoại Việt Nam đối với việc xây dựng Cộng đồng trên cơ sở các văn kiện Đại hội Đảng đặc biệt là văn kiện Đại hội Đảng X (2006). Để làm rõ thêm về chính sách của nước ta, chúng tôi còn trích dẫn một số bài phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo Việt Nam chủ yếu là của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao – Phạm Gia Khiêm.

    Phần III: Triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam
    Trong phần này các nỗ lực tích cực của Việt Nam đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN từ khi gia nhập cho đến nay được làm rõ. Cụ thể là đóng góp với từng trụ cột thông qua các chương trình hành động, các Hội nghị thượng đỉnh cùng với nhiều đề xuất, sáng kiến mang tính khả thi cao. Có thể nói, đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam được thể hiện rõ nét qua năm Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên ASEAN 2010.

    Phần IV: Đánh giá chính sách đối ngoại Việt Nam và nhận định về tương lai của Cộng đồng ASEAN
    Phần này, chúng tôi không chỉ nêu những đánh giá chung về chính sách đối ngoại mà cụ thể hơn là đánh giá về đóng góp của Việt Nam đối với quá trình hình thành Cộng đồng ASEAN. Đồng thời nhóm cũng nêu ra vị thế của Việt Nam trong ASEAN và nhận định của Việt Nam về tính khả thi của Cộng đồng trong tương lai.


    I. Khái quát chung về Cộng đồng ASEAN

    1. Cơ sở lý luận và quá trình hình thành ý tưởng Cộng đồng ASEAN
    1.1 Cơ sở lý luận
    Hiện nay có hai luồng tư tưởng chính phân tích những yếu tố cơ bản đảm bảo cho việc hợp tác trong nội khối ASEAN, hay tiến xa hơn là thành lập Cộng đồng ASEAN (AC).
    Thứ nhất, theo cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực, cân bằng quyền lực là yếu tố then chốt duy trì hòa bình và ổn định. Ở Đông Nam Á, ASEAN được thành lập và phát triển dựa trên những tính toán cân bằng quyền lực của các thành viên. Một khi tập hợp được với nhau thành một khối thống nhất, các nước Đông Nam Á sẽ có địa vị lớn hơn trong thương lượng với các cường quốc bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc. Trên thực tế đây cũng là một trong những mục tiêu mà các nước thành viên hướng tới khi cùng nhau hiện thực hóa ý tưởng AC vào năm 2015.
    Thứ hai, cách giải thích của chủ nghĩa kiến tạo về hợp tác ASEAN lại nhấn mạnh vào vai trò của các giá trị, chuẩn mực và một bản sắc chung giữa các nước thành viên. Điều đó góp phần khiến chính sách của các nước là có thể dự đoán được, vì thế các thách thức tiềm ẩn có thể được giải quyết trước khi phát sinh.[1]
    Trong khi cuộc tranh luận giữa hai trường phái lý thuyết về bản chất hợp tác trong ASEAN vẫn chưa ngã ngũ, một thực tế là hoạt động của ASEAN trong suốt 40 năm qua luôn tăng cường hợp tác kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trên tinh thần bình đẳng và hợp tác giữa các nước thành viên.[2] Mục tiêu của Hiệp hội được ghi trong Tuyên bố Bali 1976 là tăng cường nền tảng cho một Cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng, cho đến nay ý tưởng Cộng đồng này đã được thể chế hóa trong nhiều văn kiện và cụ thể hóa thông qua nhiều Hội nghị được nêu ở phần tiếp theo.

    1.2 Bối cảnh và quá trình hình thành ý tưởng Cộng đồng ASEAN
    Ngay từ khi quyết định gắn kết với nhau, các nước khu vực đã nói tới mục tiêu "tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các Quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng" trong Tuyên bố Bangkok, thành lập ASEAN năm 1967.
    Bước vào thế kỷ XXI, ASEAN đứng trước những cơ hội phát triển mới nhưng cũng phải đối phó với những thách thức không nhỏ. Sau chiến tranh lạnh, cục diện chính trị tại khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến phức tạp. Các nước lớn như Mĩ, Nga, Nhật, Ấn Độ và Trung Quốc đều có ý đồ phát triển ảnh hưởng của mình hơn nữa với các nước ASEAN, tranh giành quyền lực và tạo thế cân bằng chiến lược tại khu vực này. Trong số các nước kể trên, Trung Quốc và Mĩ là hai cường quốc có ảnh hưởng mạnh nhất. Đặc biệt cùng với sự phát triển của mình thì nước láng giềng trực tiếp là Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới ASEAN.

    [HR][/HR][1] “Tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt Nam” – Hà Anh Tuấn - Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 71.

    [2] http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=2507&cap=4&id=2509
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...