Báo Cáo Việt nam với tiến trình hợp tác asean+3

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VIỆT NAM VỚI TIẾN TRÌNH HỢP TÁC ASEAN+3
    VIETNAM WITH ASEAN+3 COOPERATION PROCESS








    TÓM TẮT


    Sau chiến tranh Lạnh, một xu hướng mới đã được hình thành ở Đông Á – xu hướng tăng cường hợp tác đa phương khu vực. Xu hướng này đã lôi cuốn hầu hết quốc gia trong vùng tham gia đặc biệt là sự nổi lên của hợp tác Đông Á - ASEAN+3. Là một nước thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào tiến trình này ngay từ đầu và trở thành một trong 13 thành viên sáng lập của ASEAN+3. Trong bài nghiên cứu này tôi xin đề cập đến vấn đề: “Việt Nam trong tiến trình Hợp tác ASEAN+3” nhằm đưa ra những thuận lợi, khó khăn và vị thế của Việt Nam trong hơn 15 năm tham gia, đồng thời dự báo triển vọng tham gia ASEAN+3 trong những năm sắp tới.


    Từ khóa: xu hướng mới, hợp tác đa phương khu vực, ASEAN+3 .


    ABSTRACT


    After the Cold War, a new trend of promoting multilateral cooperation has been established in East Asia. The trend involves almost countries in the region and ASEAN+3 is one of the most prominent example of that cooperation process. As a member of ASEAN, Vietnam participated in this process from the beginning and became one of 13 founding members of ASEAN+3. My research of “Vietnam in ASEAN+3 cooperation process” will cover the advantages and disadantages, as well as the position of Vietnam for the last 15 years of being an member of ASEAN+3. The prospect of ASEAN+3 will be included in this writing.


    Keywords: new trend, cooperation process, ASEAN+3 .


    A. ĐẶT VẤN ĐỀ


    Hợp tác ASEAN+3 (ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) là một trong những cơ chế sống động nhất của ASEAN. Sự hợp tác của 13 quốc gia (10 nước ASEAN và 3 nước ở Đông Bắc Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 2 tỷ dân với gần 8.000 tỷ USD giá trị GDP đã khiến cho cơ chế này trở thành một đối tác lớn, có vị trí, tiếng nói có trọng lượng trong quan hệ quốc tế. Việc Việt Nam tham gia tiến trình Hợp tác ASEAN+3 là bước ngoặt lớn trong việc thúc đẩy hợp tác, hội nhập khu vực đồng thời nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.


    B. NỘI DUNG
    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    - Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của cơ chế ASEAN + 3.
    - Đánh giá vai trò của Việt Nam trong tiến trình ASEAN+3.
    - Dự báo triển vọng hợp tác ASEAN+3 trong những năm sắp tới.
    PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, từ khi ra đời đến nay, và nhân tố Việt Nam trong tiến trình hợp tác.





    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    - Phương pháp lịch sử.
    - Phương pháp thống kê – so sánh.
    - Phương pháp phân tích – tổng hợp.
    I. Khái quát về quá tình hình thành và phát triển của Hợp tác ASEAN+3
    1. Quá trình hình thành cơ chế ASEAN+3
    Ý tưởng thiết lập một cơ chế hợp tác giữa các nước Đông Á được Thủ tướng
    Mahathir Mohamad của Malaysia đưa ra vào năm 1990. Tuy nhiên cho tới cuối 1997, ASEAN và 3 nước lớn ở Đông Bắc Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc mới thực hiện việc thiết lập một cơ chế hợp tác khu vực ở Đông Á bởi các lí do sau:
    Thứ nhất, nhu cầu tham khảo ý kiến giữa các nước châu Á để chuẩn bị cho sự ra
    đời của Tiến trình Hợp tác Á-Âu (ASEM).


    Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1997-1998) đã giúp các nước Đông Á nhận thấy rõ hơn mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực.


    Thứ ba, sự phát triển của chủ nghĩa khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ đã thúc đẩy các nước Đông Á khai sinh chủ nghĩa khu vực của mình, nhằm nâng cao vị thế trong nền kinh tế, chính trị thế giới.


    Cuối cùng, sự thất vọng của các nước thành viên APEC ở Đông Á về những tiến
    độ chậm chạp của tiến trình hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo.


    Với những lí do trên, với Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nguyên thủ ASEAN và các nhà lãnh đạo 3 quốc gia ở Đông Bắc Á, tiến trình hợp tác ASEAN+3 (ASEAN Plus Three Framework-APT) đã được thành lập.


    2. Sự tiến triển của Hợp tác ASEAN+3 kể từ khi thành lập đến nay


    Từ 1997 – 2005: Đây là giai đoạn xác định mục đích, mục tiêu, xây dựng thể chế, triển khai một số hoạt động hợp tác cụ thể.


    Từ 2005 đến nay: Ở giai đoạn này, Hợp tác ASEAN+3 chỉ còn là 1 trong các cơ chế của Hợp tác Đông Á. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 10 họp ở Cebu ngày 14/01/2007, vị thế của ASEAN+3 với tư cách là cơ chế chính để đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng Đông Á đã được khẳng định lại.


    II. Nhìn lại quá trình tham gia Hợp tác ASEAN+3 của Việt Nam trong 15 năm
    qua
    1. Mục đích tham gia Hợp tác ASEAN+3 của Việt Nam


    Khi cơ chế Hợp tác ASEAN+3 được thành lập ở Cuala Lumpua (12/1997), Việt Nam mới gia nhập ASEAN được 2 năm và đã quyết định gia nhập ASEAN+3. Việc Việt Nam tham gia Hợp tác ASEAN+3 nhằm những mục đích sau:


    - Về phương diện hợp tác chính trị - an ninh: Triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế do Đảng và Nhà nước để ra.


    - Về phương diện kinh tế: Khác với ASEAN, ASEAN+3 là một nhóm nước có tiềm lực kinh tế lớn. Các nước này có thể bổ sung các nguồn lực (thị trường, FDI, ODA, công nghệ tiên tiến và kĩ năng quản lí ) cho Việt Nam. Ngược lại, nước ta cũng có điều kiện phát huy lợi thế của mình trong tiến trình hợp tác phát triển với ASEAN+3.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...