Tiểu Luận Việt Nam với thách thức hội nhập kinh tế WTO

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt Nam với thách thức hội nhập kinh tế WTO
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc,đất nước ta hoàn toàn kiệt quệ về kinh tế. Năm 1975,giải phóng miền Nam,đất nước hoàn toàn độc lập, hai miền Nam Bắc thống nhất, hoà trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng, Đảng và Nhà nước ta không quên nhiệm vụ phát triển kinh tế để đưa nước ta đi lên cùng với các nước bạn trên thế giới.Trong hoàn cảnh đó,Cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, cả nước xây dựng CNXH. Nhiệm vụ đặt ra trước mắt là phải khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại và cải tạo nền kinh tế miền Nam cho phù hợp với mô hình kinh tế XHCN. Mặt khác,nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp với nềnV kinh tế cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp tồn tại nhiều năm nay không được tạo động lực phát triển sẽ làm suy yếu nền kinh tế XHCN, hạn chế việc sử dụng và cải tạo nên kinh tế, kìm hãm sản xuất,làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, làm rối loạn trong phân phối lưu thông và phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Sau khi được giải phóng, Việt Nam đã chọn con đường tiến lên theo CNXH vì vậy mà cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu không phù hợp với nguyên tắc dân chủ. Cơ chế cũ gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan duy ý chí.
    Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta và đã được các Nghị quyết Đại hội VI, Đại hội VII, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000 và nhiều Nghị quyết Trung Ương Đảng khẳng định trong đó cơ chế thị trường quản lý Nhà nước là hai yếu tố cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đại hội Đảng lần VI (1986), Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện quá trình đổi mới thông qua việc thiết lập một chương trình đổi mới về thể chế một cách saau rộng, triệt để và toàn diện nhằm thực hiện việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam. Tiếp theo tai Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) và Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý nhằm vươn tới mục tiêu xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường định hướng có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trước hết, xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường: thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường vốn, đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống các công cụ quản lý kinh tế thị trường XHCN với các công cụ[​IMG]háp luật về kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách tài chính tiền tệ, nâng cao hiệu lưc quản lý.
    Do vậy, việc nghiên cứu Quan điểm toàn diện với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là hết sức cấp bách và quan trọng đối với quá trình phát triển của nước ta. Nhờ đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn: chúng ta đã thoát khỏi tình trạng lạc hậu, đói kém, đời sống nhân dân đuựơc cải thiện một cách đáng kể và đang ngày càng được nâng cao, chính trị xã hội được ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh.
    Trong hoàn cảnh hiện nay, khi cánh cửa thương mại Thế giới đang mở ra đối với nước ta và khi nước ta gia nhập WTO thì việc nghiên cứu Quan điểm toàn diện với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để khẳng định vị trí của nước ta trên thị trường Thế giới.
     
Đang tải...