Luận Văn Việt Nam - Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Việt Nam - Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài .1


    2. Mục đích nghiền cứu của đề tài .2


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Kết cấu luận văn 3


    PHẦN NỘI DUNG


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP CỦA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG 4


    1.1. Giới thiệu sơ lược về biển Đông 4


    1.1.1. Vị trí địa lý .4


    1.1.2. Các tên gọi khác cửa biển Đông (Việt Nam) 5


    1.2. Khái niệm Luật biển 6


    1.2.1. Luật biển quốc tế .7


    1.2.2. Luật biển Việt Nam 9


    1.3. Các nguyên tắc của luật quốc tế về phân định biển được áp dụng cho trường hợp của Việt Nam .11


    1.3.1. Tầm quan trọng cửa vấn đề phân định biển 11


    1.3.2. Các nguyên tắc phân định 12


    1.4. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc


    ở biển Đông 14


    1.4.1. Phía Trung Quốc .14


    1.4.2. Phía Việt Nam 18


    1.5. Các tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông 19


    1.6. Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc


    ở biển Đông 23


    1.6.1. Điều ước quốc tế 23


    1.6.2. Tập quán quốc tế .24


    1.7. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc


    ở biển Đông 25


    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG 28


    2.1. Lý luận chung về các phương thức giải quyết tranh chấp của


    Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông .28


    2.1.1. Sự hình thành của Tòa án quốc tế về luật biển 28


    2.1.2. Tồ chức của Tòa án quốc tế về luật biển .29


    2.1.3. Thẩm quyền của Tòa án Quốc tế về luật biển 32


    2.1.4. Hoạt động của Tòa án quốc tế về luật biển 36


    2.1.5. Việt Nam và Tòa án quốc tế về luật biển 38


    2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc


    ở biển Đông 41


    2.2.1. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc bằng đàm phản


    trực tiếp (thương lượng) về các vấn đề ở biển Đông 41


    2.2.1.1. Khái niệm .41


    2.2.1.2. Hình thức giải quyết .42


    2.2.1.3. Giả trị pháp lý 44


    2.2.2. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc thông qua


    môi giới và trung gian về các vấn đề ở biển Đông 45


    2.2.2.1. Khái niệm .45


    2.2.2.2. Hình thức giải quyết .45


    2.2.2.3. Giả trị pháp lý 46


    2.2.3. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc thông qua


    ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải về các vấn đề ở biển Đông .47


    2.3.3.1. Khái niệm 47


    2.33.2. Hình thức giải quyết 48


    2.3.3.3. Giá trị pháp lý .49


    2.2.4. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc thông qua


    trọng tài quốc tế về các vấn đề ở biển Đông 50


    2.2.4.1. Khái niệm 50


    2.2.4.2. Hình thức giải quyết 51


    2.2.4.3. Giá trị pháp lý .52


    2.2.5. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc thông qua


    Tòa án công lí quốc tế về các vấn đề ở biển Đông .53


    2.2.5.1. Khải niệm 53


    2.2.5.2. Hình thức giải quyết 54


    2.2.5.3. Giá trị pháp lý 55

    CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA


    VIỆT NAM - TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN


    THIỆN .57


    3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông thông qua các phương thức 57


    3.1.1. Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán trực tiếp (thương lượng) .57


    3.1.1.1. Những thuận lợi 57


    3.1.1.2. Những khó khăn .58


    3.1.1.3. Giải pháp 60


    3.1.2. Giải quyết tranh chấp thông qua môi giới, trung gian .60


    3.1.2.1. Những thuận lợi 60


    3.1.2.2. Những khó khăn .61


    3.1.2.3. Giải pháp 63


    3.1.3. Giải quyết tranh chấp thông qua ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải .64


    3.1.3.1. Những thuận lợi .64


    3.1.3.2. Những khó khăn 64


    3.1.3.3. Giải pháp .65


    3.1.4. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài .66


    3.1.4.1. Những thuận lợi 66


    3.1.4.2. Những khó khăn .66


    3.1.4.3. Giải pháp 68


    3.1.5. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án 68


    3.1.5.1. Những thuận lợi 68


    3.1.5.2. Những khó khăn .69


    3.1.5.3. Giải pháp 70


    3.2. Một số giải pháp hoàn thiện về giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông 71


    KẾT LUẬN 74

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Lãnh thổ bên giới quốc gia là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống pháp luật quốc tế. Một quốc gia khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế với tư cách là chủ thể cơ bản và chủ yếu thì sự hưng thịnh ổn định của quốc gia trước hết phụ thuộc vào yếu tố lãnh thổ.


    Ngoài ra, lãnh thổ còn có ý nghĩa với việc tồn tại và duy trì một ranh giới quyền lực nhả nước trong một cộng đồng dân cư nhất định. Quan niệm và sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến vấn đề BIỂN giới lãnh thổ ở mỗi thời kì phát triển đều có sự thay đổi khác nhau, nhưng dù khác nhau như thể nào thì vấn đề BIỂN giới, lãnh thổ vấn là nền tảng của một trật tự pháp lý quốc tể ổn định.


    Đe xác định lãnh thổ thì vấn đề đầu tiên là phải xác định được BIỂN giới trên đất liền cũng như trên biển phải rõ ràng và ổn định về mặt pháp lý cũng như thực tiễn với các nước làng giềng. Do đó, mỗi quốc gia xác định vấn đề biển giới là vấn đề trọng đại của đất nước và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, nhất là trong những năm gần đây Việt Nam và các nước hữu quan cũng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn liên quan đến vấn đề ranh giới quốc gia trên bộ và đặc biệt hơn là trên biển. Điển hình như vấn đề tranh chấp trên biển Đông đang nóng dần lên từng ngày và đòi hỏi cần có sự hành động của các nước có liên quan thật nghiêm túc đề giải quyết các vấn đề tranh chấp. Một khi vấn đề tranh chấp ở biển Đông vấn còn nóng, căng thẳng, là một mối lo lớn không chỉ Việt Nam mà cả các nước hữu quan khác. Có nhiều dự báo cho rằng tranh chấp ở biển Đông nếu không có sự điều chỉnh sẽ dẩn đến một cuộc chiến tranh giữa các nước mà được nói đến ở đây là Trung Quốc với mưu đồ bá quyền của mình sẽ còn đẩy tình hình này theo những chiều hướng đáng lo ngại hơn cùng với những chính sách trên biển được áp dụng.


    Chính vì vậy, mà tác giả chọn đề tài “Việt Nam - Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển Đông” để làm luận văn tốt nghiệp. Trước hết, nhằm tìm hiểu hệ thống pháp luật quốc tế về vấn đề tranh chấp biển như thế nào và từ những quy định đó Việt Nam và các nước hữu quan có liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc sẽ áp dụng vào đề giải quyết tranh chấp. Cũng qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông, về tình hình thực tế tranh chấp cũng như những thỏa thuận đã đạt được mà từ đó thấy được những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại trong tiến trình giải quyết các tranh chấp mà từ đó người viết có những ý kiến đóng góp mang tính tham khảo, góp phần vào việc giải quyết hòa bình các tranh chấp với tranh chấp theo đúng những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

    Việt Nam là một quốc gia năm trên bán đảo Đông Dương có bờ BIỂN từ BIỂN giới Việt-Trung cho đến BIỂN giới Việt - Campuchia dài khoảng 3.260km. Nếu tính cả bờ biển các đảo và quần đảo trên biển Đông thì chiều dài này còn lớn hơn nhiều, khiến Việt Nam có độ dài bờ biển lớn hơn Thailand, ngang bằng với Malaysia và đứng đầu các nước ở bán đảo Trung Ấn. Theo Công ước Quốc tế, mỗi quốc gia có quyền ấn định lãnh hải của mình là 12 hải lý kể từ đường cơ sở, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế được quy định với chiều rộng là 200 hải lý. Thềm lục địa cũng được tính cho đến 200 hải lý. Như vậy, Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng lớn, khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông.


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


    Những quy định của hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh các vấn đề về biển được cụ thể hóa tại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và được các quốc gia tham gia ký kết, áp dụng cho đến nay. Bên cạnh những hiệu quả của Công ước này mang lại, nó cũng bộc lộ những hạn chế như các quy định chưa chặt chẽ còn nhiều hạn chế, có những quy định về các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp gây khó khăn cho việc áp dụng, một số vấn đề chưa được điều chỉnh. Mục đích nghiên cứu của đề tài là đi sâu vào những quy định về các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp, tìm hiểu những thuận lợi cũng như những bất cặp của những phương thức này. Từ đó góp phần vào việc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế cũng như tình hình tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc như hiện nay.


    3. Phạm vỉ nghiên cứu của đề tài


    Tranh chấp ở biển Đông giữa Việt Nam - Trung Quốc là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều quốc gia, tranh chấp đa dạng, gây rất khó khăn cho việc nghiên cứu, do đó người viết chỉ nghiên cứu chủ yếu về tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc. Đồng thời, với một kiến thức nghiên cứu khoa học về vấn đề tranh chấp biển còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Mặt khác, đây là một đề tài mang tầm vóc quốc tế, nhiều phức tạp nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:


    - Quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về các vấn đề tranh chấp trên biển có liên quan đến các tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông.


    - Thực tiễn giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được áp dụng trong các tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đe làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu của đề tài, tháo gỡ những vướng mắc thật cần thiết của luật quốc tể về các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông, người viết đã sử dụng phương pháp luận để phân tích. Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp khoa học khác để phân tích như: phân tích luật quốc tế, liệt kê, bình luận và tổng họp các ý kiến, các tài liệu có liên quan . Nhằm chuyển tải hết những nội dung cơ bản của đề tài, tuy chỉ là những ý kiên của cá nhân người viêt nhưng với những phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ giúp ích cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế cũng như các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông.


    5. Kết cấu của đề tài


    Cấu trúc của đề tài gồm những phần chính sau: lời mở đầu, nội dung và kết luận. Riêng phần nội dung gồm có:


    - Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông


    - Chương 2: Cơ sở pháp lý về các phương thức giải quyết tranh chấp của Việt Nam -Trung Quốc ở biển Đông


    - Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc ở biển Đông và một số giải pháp hoàn thiện.
     

    Các file đính kèm:

    • 7-.pdf
      Kích thước:
      27.9 MB
      Xem:
      1
Đang tải...