Luận Văn Việt Nam trong tổng thể Kinh tế Đông Nam Á, cơ hội và thách thức

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử lâu đời và trong quá trình phát triển của mình đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực là những nước có sự tương đồng trên nhiều lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy nhu cầu hợp tác, liên kết các quốc gia trong khu vực luôn được đặt ra ở các thời điểm lịch sử.

    Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá và đa cực hóa thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết

    Việt Nam là một nước đang phát triển rất cần vốn cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế, phù hợp với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

    Cùng với việc gia nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN từ ngày 28/07/1995, tham gia Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương APEC từ ngày 17/11/1998 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập ASEAN và khối mậu dịch tự do ASEAN (The Free Trade Area -AFTA) là một cố gắng của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó cải thiện môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam phát triển rất nhanh chóng, hiện đang đóng một vai trò nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Không chỉ các nước tư bản phát triển mà các nước ASEAN đều nhận thấy Việt Nam là một điạ chỉ khá hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về đất đai, tài nguyên, lao động và thị trường. Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội khá ổn định.

    Tuy nhiên hiệu quả kinh tế, năng xuất lao động xã hội, cơ sở hạ tầng còn thấp kém so với các nước thành viên ASEAN khác.

    Đề tài: Việt Nam trong tổng thể kinh tế Đông Nam Á, cơ hội và thách thức

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ CÁC NƯỚC ASAEN 6
    A. ĐÔI NÉT VỀ HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ASEAN
    1. VỀ MỤC TIÊU
    2. VỀ CƠ CẤU NỀN KINH TẾ:
    3. VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
    PHẦN 2: VIỆT NAM TRONG TỔNG THỂ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á
    A. TỔNG QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ ĐÔNG NAM Á
    1. Tình hình về nền kinh tế Việt Nam hiện nay
    2. Tình hình xuất - nhập khẩu
    B. BÁN PHÁ GIÁ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM
    1. Các quy định của WTO về bán phá giá
    2. Tình hình về các vụ kiện bán phá giá đối với Việt Nam
    3. Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam
    C. VIỆT NAM TRONG KHU VỰC ASEAN
    1. Campuchia
    2. Inđônêxia
    3. Philippin
    4. Thái lan
    D. THUẬN LỢI & KHÓ KHĂN
    Những giải pháp để thúc đẩy những thuận lợi & giải quyết các khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay
    1. Khó khăn
    2. Thuận lợi
    3. Giải pháp:
    PHẦN 3: NHẬN XÉT CHUNG
    1 . KINH TẾ VIỆT NAM
    2. TRONG TỔNG THỂ ĐÔNG NAM Á
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...