Tiểu Luận Việt Nam trong ASEAN - Thời cơ và thách thức

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUXu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế hội nhập kinh tế đã đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh này nước ta không thể phát triển nếu như không mở cửa hội nhập.
    Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường. Nên việc đẩy mạnh tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, hội nhập ngoài việc sẽ được đón nhận những thời cơ nhưng cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức.
    Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ là bước tiến đầu tiên để nước ta thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng mối quan hệ, xóa đi phần nào những hàng rào thuế quan, tạo điều kiện cho việc liên doanh giữa các nước nhằm để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam còn là môi trường rất tốt để các nước trong khu vực học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt. Không những thế, gia nhập ASEAN còn giúp Việt Nam dần dần gia nhập các tổ chức quốc tế khác như WTO, APEC . Những điều trên đã làm cho vị thế của Việt nam trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao hơn.
    Qua tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức đã học, chúng em xin phép được trình bày tóm tắt về đề tài: “Vị thế của Việt Nam trong ASEAN. Cơ hội và thách thức”.

    2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phương pháp luận
    - Phương pháp duy vật biện chứng
    - Phương pháp thống kê, lịch sử
    3. Ý NGHĨAViệc nghiên cứu đề tài “Vị thế của Việt Nam trong ASEAN. Thời cơ và thách thức” giúp chúng em nắm bắt được tình hình của đất nước, vị trí của Việt Nam đang ở đâu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới? Chúng ta phải đối mặt với những thách thức nào, tiếp cận được những thời cơ ra sao? Qua đó chúng em sẽ hiểu được nhiều hơn chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự hội nhập này.
    4. BỐ CỤCTiểu luận được chia làm 3 phần:
    Phần I: Phần mở đầu
    - Mục đích
    - Phương pháp
    - Ý nghĩa
    Phần II: Nội dung
    - Tổng quan về ASEAN
    - Vị thế của Việt Nam trong ASEAN
    - Thời cơ và thách thức
    Phần III: Kết luận

    CHƯƠNG II: NỘI DUNG1. TỔNG QUAN VỀ ASEANa. Lịch sử hình thành và phát triểnSau khi đã giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đã gặp phải một tình trạng chung đó là nền kinh tế bị suy sụp, xã hội không phát triển. Đứng trước tình trạng đó, các nước Đông Nam Á đã có chủ chương thành lập một liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển thúc đẩy nền kinh tế đất nước, được gọi là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN).
    ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố ASEAN còn gọi là Tuyên bố Bangkok, với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Sau đó là Brunei, Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia. Đến nay ASEAN đã có 10 nước thành viên. Đảo quốc Đông Timor là quốc gia cuối cùng ở Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN.
    MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC NƯỚC ASEAN.
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Nước
    [/TD]
    [TD]Ngày gia nhập ASEAN
    [/TD]
    [TD]Thủ đô
    [/TD]
    [TD]Dân số (triệu người)
    [/TD]
    [TD]Diện tích (km[SUP]2[/SUP])
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Indonesia
    [/TD]
    [TD]08/08/1967
    [/TD]
    [TD]Jakarta
    [/TD]
    [TD]219,25
    [/TD]
    [TD]1.890.754
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Malaysia
    [/TD]
    [TD]08/08/1967
    [/TD]
    [TD]Kuala Lumpur
    [/TD]
    [TD]26,127.7
    [/TD]
    [TD]330.257
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Philippines
    [/TD]
    [TD]08/08/1967
    [/TD]
    [TD]Manila
    [/TD]
    [TD]85,2369
    [/TD]
    [TD]300.000
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Singapore
    [/TD]
    [TD]08/08/1967
    [/TD]
    [TD]Singapore
    [/TD]
    [TD]4,198
    [/TD]
    [TD]697
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thái Lan
    [/TD]
    [TD]08/08/1967
    [/TD]
    [TD]Bankok
    [/TD]
    [TD]64,763
    [/TD]
    [TD]513.254
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Brunei Darussalam
    [/TD]
    [TD]08/01/1984
    [/TD]
    [TD]Bandar Seri Begawan
    [/TD]
    [TD]0.37
    [/TD]
    [TD]5765
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Việt Nam
    [/TD]
    [TD]28/07/1995
    [/TD]
    [TD]Hà Nội
    [/TD]
    [TD]83,119.9
    [/TD]
    [TD]330.363
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lào
    [/TD]
    [TD]07/1997
    [/TD]
    [TD]Viên Chăn
    [/TD]
    [TD]5,9388
    [/TD]
    [TD]236.800
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Myanma
    [/TD]
    [TD]07/1997
    [/TD]
    [TD]Nay Pyi Taw
    [/TD]
    [TD]56,0026
    [/TD]
    [TD]676.577
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Campuchia
    [/TD]
    [TD]10/04/1999
    [/TD]
    [TD]Phnom Penh
    [/TD]
    [TD]13,6614
    [/TD]
    [TD]181.035
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    b. Mục tiêu hoạt động của ASEANGiữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội.
    c. Nguyên tắc hoạt động- Nguyên tắc về quan hệ song phương và đa phương:
    Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau.
    - Nguyên tắc điều phối hoạt động: có 3 nguyên tắc chủ yếu:
    o Nguyên tắc nhất trí.
    o Nguyên tắc bình đẳng.
    o Nguyên tắc 6-X:
    § Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc.
    § Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài.
    § Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
    § Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện.
    § Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.
    § Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
    2. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ASEANViệc Việt Nam gia nhập tích cực, chủ động vào ASEAN đã làm thay đổi không những về mặt kinh tế, chính trị mà còn về văn hóa, xã hội, môi trường của Việt Nam và cả ASEAN.
    a. ASEAN trước năm 1995ASEAN hình thành vào năm 1967 gồm 5 nước sáng lập: Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, và Indonesia.
    “Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, thế giới coi ASEAN là một tổ chức quân sự thân Mỹ, chống cộng, chống các nước Trung Quốc, Lào, Việt Nam[1]”.
    Việt Nam và các nước ASEAN trong tình trạng đối đầu căng thẳng.
    Lúc đó, ASEAN không có văn phòng, ban thư ký, ngân sách, chương trình nghị sự hàng năm hay báo cáo hàng năm . Tình trạng này kéo dài mãi đến năm 1976.
    => ASEAN trước 1995 chỉ là một tổ chức quân sự tập thể và không có chích sách phát triển khu vực.
    b. ASEAN sau năm 1995Kể từ ngày 28.7.1995, khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đã có rất nhiều điều thay đổi trong Hiệp hội.
    ASEAN trở thành một đối tác về quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh không chỉ với Trung Quốc mà cả với các nước lớn khác trong và ngoài khu vực.
    Hình ảnh của ASEAN trên thế giới và khu vực đã được thay đổi hoàn toàn, không còn là kẻ thù.
    “Việc Việt Nam tham gia tổ chức này đã kéo theo Lào, Campuchia và Myanma, giúp ASEAN trở thành một hiệp hội hùng mạnh với 10 thành viên[2].
    Sự tham gia của Việt Nam cũng làm thay đổi bản chất lẫn phương hướng phát triển của ASEAN, thay đổi cả về lượng và chất, khiến tổ chức này trở thành một diễn đàn hữu nghị và hợp tác thực sự. Các nỗ lực của Việt Nam đã góp phần biến ASEAN thành một nhân tố quan trọng đối với hoà bình, ổn định, hợp tác, và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.
    c. Vị thế của Việt Nam trong ASEANTừ khi gia nhập vào Hiệp hội, Việt Nam đã khẳng định vai trò, vị trí của mình ngày càng tăng trong ASEAN.
    Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á về kinh tế, xã hội và quân sự. Việt Nam là sự liên kết giữa vùng phía bắc và phía nam trong khu vực. Do đó, đóng góp chính của Việt Nam là gắn kết mọi vùng của Đông Nam Á thành một khối thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cũng như việc hội nhập kinh tế, văn hóa.
    Khối thống nhất này có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ chia rẽ và đối đầu, các nước Đông Nam Á đã vượt qua những rào cản vô hình để đoàn kết và hợp tác, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đồng thời phá bỏ được thể cấm vận của Mỹ.
    Việt Nam góp phần thúc đẩy, tăng cường các quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư, giao lưu phát triển văn hoá, thể thao giữa các nước ASEAN với nhau (Đại hội thể thao các nước Đông Nam Á - SEA Games, Đại hội thể thao trong nhà Châu Á – AIGs, Đại hội thể thao Sinh viên Đông Nam Á – AUG, Giọng hát vàng ASEAN lần 1 - 2008 . ).
    Việt Nam cũng góp phần làm cho Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC - 1992) trở thành một bộ luật hành vi ứng xử, không chỉ phục vụ cho các mối quan hệ trong nội bộ ASEAN mà còn với cả các thành viên ngoài hiệp hội này.
    Từ khi gia nhập, Việt Nam đã giữ những vị trí quan trọng và tổ chức thành công các Hội nghị, Đại hội trong khu vực.
    - Việt Nam là thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), sáng lập viên ASEM (1996), thành viên chính thức của APEC (1998).
    - Tháng 12/1998: Tuy chịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997 nhưng Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần 6 với "Chương trình hành động Hà Nội" (HPA) được thông qua, vừa mang tính định hướng vừa đưa ra giải pháp cho việc hiện thực hóa “Tầm nhìn 2020" - nền tảng tư tưởng cho sự thiết lập Cộng đồng ASEAN sau đó (10/2003).
    - Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN nhiệm kỳ 2000 - 2001; Chủ tịch Hiệp hội Luật ASEAN (ALA - 17/10/2009); Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp các nước ASEAN (ASEAN CCI); Sắp tới đây Việt Nam sẽ đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN (2010). Ngoài ra Việt Nam còn tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9 (FMM-9).
    Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với các cường quốc như Nhật Bản, Nga, Mỹ và hiện nay là Ô-xtrây-lia, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước này.
    Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thuyết phục các đối tác EU chấp thuận kết nạp Myanma, một trong 3 thành viên mới của ASEAN vào ASEM. Điều này đã góp phần duy trì sự thống nhất và hòa thuận trong ASEAN.
    Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên ba trụ cột chính: Cộng đồng văn hóa - xã hội, Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế. Một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN: Cộng đồng văn hóa - xã hội là sáng kiến của Việt Nam.
    Vào ngày 16 tháng 12 năm 2008, Hiến chương ASEAN đã được thông qua. Trong việc xây dựng hiến chương, Việt Nam đóng vai trò là thành viên tham gia soạn thảo và có nhiều đóng góp. Đặc biệt, tiếng nói của Việt Nam rất quan trọng trong các vấn đề đổi mới cơ chế ASEAN, các nguyên tắc hoạt động của tổ chức, vấn đề giải quyết xung đột và đóng góp tài chính.
    Và mới đây, ngày 5 tháng 11 năm 2009, Việt Nam đã khai mạc và tổ chức thành công Đại hội Thể thao trong nhà Châu Á lần III – AIGs (Asia Indoor Games). Trong lần đại hội này Việt Nam đã giành được giải Á quân toàn đoàn.
    Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên thế giới.
    3. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨCTrong xu thế đối thoại và mở cửa của quan hệ hợp tác kinh tế hiện nay thì tất cả các quốc gia trên thế giới đều đối mặt với những thời cơ và thách thức để đưa nền kinh tế của đất nước mình tiến lên. Không nằm ngoài xu thế ấy, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật còn non kém nhưng tiềm năng của đất nước còn rất lớn thì cũng gặp những thời cơ và thách thức phải cần phải vượt qua.a. Thời cơASEAN là cửa ngõ đầu tiên và then chốt cho tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam.
    Thông qua ASEAN chúng ta đã được mở rộng không gian hợp tác với các nước trên thế giới nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Được giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục . , tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước tiên tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam ra thế giới.

    [HR][/HR][1] Theo lời Tổng thư­ ký ASEAN Ong Keng Yong

    [2] Theo báo Tân Hoa Xã của Trung Quốc ra ngày 28.11
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...