Tài liệu Việt nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 - 2000)

    Bài này cung cấp những kiến thức cơ bản về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Vi của Đảng đề ra. Những thành tựu đạt được trong thời kì đổi mới đã làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

    I- Bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986-1990)

    Vào nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX., tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Trong khi các nước tư bản đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, nhanh chóng vượt qua khủng hoảng để phát triển đi lên, các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, dần dần đi tới khủng hoảng. Trong quan hệ quốc tế, xu thế đối đầu chuyển dần sang xu thế đối thoại.

    Ở trong nước, nhân dân ta đã giành thêm được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cải biến được một phần cơ cấu kinh tế xã hội. Song, chúng ta chưa tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới. Trong thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), chúng ta không thực hiện được mục tiêu đã đề ra là ổn định tình hình kính tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá, lương, tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế - xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

    Tình hình trên đòi hỏi phải đổi mới toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên. Trong bối cảnh ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 18-12-1976. Tham dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt gắn 1,9 triệu đảng viên trong cả nước. Nguyễn Văn Linh, Uỷ viên Bộ Chính trị đọc diễn văn khai mạc Đại hội. Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đọc Báo cáochính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Võ Văn Kiệt đọc Báo cáo về phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế- xã hội trong 5 năm (1986 -1990).

    Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội khẳng định những thành tựu đã đạt được, đồng thời nêu ra những mặt hạn chế, yếu kém và vạch rõ những nguyên nhân của sự yếu kém. Từ thực tiễn cách mạng trong 10 năm vừa qua, Đại hội rút ra 4 bài học kinh nghiệm quan trọng:
    Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

    Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

    Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.

    Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    Trên cơ sở đó, Đại hội khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là . đem hết tinh thần và lực lượng, tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội 1. Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa do các Đại hội lần thứ IV và lần thứ V của Đảng xác định. Tuy nhiên, về nhận thức, Đảng ta đã có những điều kiện để hiểu biết đầy đủ hơn về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thời kì quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu đài và khó khăn, trải qua nhiều chặng đường.

    Chặng đường đầu tiên là một bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn, Đại hội nêu rõ: nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế-xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo .

    Theo quan điểm của Đảng, ổn định tình hình kinh tế-xã hội bao gồm cả ổn định sản xuất, ổn định phân phối, lưu thông, ổn định đời sống vật chất và văn hoá, tăng cường hiệu lực của tổ chức quản lí, lập lại trật tự, kỉ cương và thực hiện công bằng xã hội ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được.

    Xuất phát từ nhiệm vụ bao trùm và mục liêu tổng quát, Đại hội VI xác định những mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:

    1 - Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ.

    Hướng mọi cố gắng vào việc đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu của xã hội, dần dần ổn định và tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ổn định đời sống nhân dân phải đi đôi với bảo đảm yêu cầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để đủ sức tiếp nhận và đưa vào tái sản xuất mở rộng vốn vay và viện trợ của nước ngoài.

    2- Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm phát triển sản xuất.

    3- Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện, cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lí, chế độ phân phối làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện tính ưu việt về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, thu nhập của người lao động và tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá.

    4- Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội. Muốn vậy, cần giải quyết một phấn quan trọng việc làm cho người lao động và bảo đảm về cơ bản phân phối theo lao động; thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta; loại bỏ những nguồn thu nhập do làm ăn phi pháp mà có. Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới, đặc biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội và lối sống lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực; giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng và những giá trị văn hoá khác của truyền thống dân tộc và cách mạng.

    5- Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.

    Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho bằng được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

    Về lương thực: Bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có dự trữ. Đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động.

    Về hàng tiêu dùng: Sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thường của nhân dân thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...